T R U Y Ệ N   T H I Ề N  

 Si Mê

         Ngư Triều Ân là một hoạn quan đời nhà Đường, người đất Lư Châu, am hiểu Phật-học. Thời Huyền Tông, Ngư Triều Ân giữ chức Hoàng môn Thị lang, thời Đại-Tông giữ chức Thiên hạ quán quân Tuyên xứ Trí sử. Từ đấy Ngư Triều Ân chuyên quyền nắm giữ toàn bộ cấm binh, quyền hành làm nghiêng ngả trong triều ngoài nội, cậy thế mặc sức hoành hành vơ vét của cải. Mọi quyết định của triều đ́nh, Ngư Triều Ân đều không coi ra ǵ, mà chỉ làm theo ư riêng của ḿnh.
        Vào năm Đại Lịch thứ ba, thời Đại Tông (năm 768), nhà vua có chiếu mời Thiền sư Tuệ Trung ở Nam Dương vào cung truyền pháp. Bấy giờ thuộc hạ của Đại Tông có một người rất kỳ dị, có thể bấm đốt ngón tay tính toán mọi việc, tự xưng là Thái Bạch Sơn Nhân, rất được Đại Tông tôn kính. Tuệ Trung là một vị cao tăng nổi tiếng đương thời, ông tiếp thu tông pháp của vị tổ thứ sáu Huệ Năng, sau ẩn cư 40 năm ở khe Đảng Tử, núi Bạch Nhai, đất Nam Dương. Khi Tuệ Trung nhận chiếu vào cung, Đại Tông có ư để cho hai vị tuyệt thế cao nhân này gặp nhau. Tục ngữ có câu : Văn vô đệ-nhị, vũ vô đệ-nhứt. Tuệ Trung và Thái Bạch Sơn Nhân vừa gặp nhau đă thử sức so tài ngay. Tuệ Trung hỏi:
           - Chẳng hay Thái Bạch Sơn Nhân có sở trường ǵ ?
Thái Bạch Sơn Nhân đáp:
           - Tôi am tường về núi, về đất, hiểu biết về con người, tính toán được sự sống, sự chết và muôn loài. Tôi tinh thông toán pháp, không ǵ là không biết, không ǵ là không hiểu.
Tuệ Trung mỉm cười nói:
           - Vậy th́ xin hỏi ngài, quả núi ngài đang ở là núi đực hay núi cái ?
C̣n đang hoang mang chưa biết trả lời thế nào cho phải th́ Tuệ Trung hỏi dồn:
           - Mảnh đất chỗ cung điện này là đất ǵ ?
Thái Bạch Sơn Nhân đáp:
           - Để tôi tính xem chút đă.
Tuệ Trung nói:
           - Cần ǵ phải tính, ngài biết chữ, ngài hăy xem tôi viết chữ ǵ đây.
Nói rồi Tuệ Trung thuận tay vạch lên nền đất một vạch. Thái Bạch Sơn Nhân nh́n thấy trả lời ngay:
           - Chữ nhất.
Tuệ Trung nói:
           - Vạch một nét lên nền đất, chẳng phải là chữ vương sao ? (Chữ thổ là đất, vạch thêm một nét thành chữ vương). Nơi ngài đang đứng là đất của nhà vua, chẳng lẽ phải tính mới biết được ư ?
Tuệ Trung hỏi:
           - Ba bảy là bao nhiêu ?
Thái Bạch Sơn Nhân trả lời:
           - Là hai mươi mốt.
Tuệ Trung nói:
           - Sao lại không phải là mười ? Thế rồi Tuệ Trung nói với Đại Tông rằng :
           - Người này hỏi núi không biết núi, hỏi đất không biết đất, hỏi chữ không biết chữ, hỏi tính không biết tính. Bệ hạ đă t́m ở đâu ra của báu sống này vậy ?
Đại Tông liền nói với Thái Bạch Sơn Nhân :
           - Tuệ Trung Thiền sư mới chính là quốc-bảo !
           Ba người nh́n nhau rồi đều cười lớn. Thái Bạch Sơn Nhân bị thua nhưng rất phục Tuệ Trung.
           Tuy nhiên, lời lẽ của Tuệ Trung lại làm cho Ngư Triều Ân phẫn nộ khôn nguôi. Ngư Triều Ân vốn tự phụ là người tinh thông Phật-pháp, nhưng chưa gặp ai nơi cửa Phật lại ăn nói sắc sảo như Tuệ Trung và nghĩ bụng : Tuệ Trung tiếng là cao tăng, nhưng dựa vào miệng lưỡi khoe khoang để mua vui cho người chứ chẳng có tài cán ǵ hơn ! Thế rồi, ông cũng muốn khoe khoang học vấn của ḿnh trước mọi người, ông nghênh ngang bước dài tới trước mặt Tuệ Trung hỏi:
           - Xin hỏi Thiền sư, Phật pháp gọi si-mê nghĩa là ǵ ? Si-mê từ đâu ra ? Ngài là danh tăng đương thời, chắc ngài phải có chút tâm đắc về vấn đề này ?
Câu hỏi của Ngư Triều Ân hàm chứa đầy ư giễu cợt Tuệ Trung. Nhưng Ngài thản nhiên trả lời :
           - Người ta khi sắp chết th́ sự suy kiệt hiện hết ra nét mặt, đến lúc ấy, dù là kẻ nô tài cũng biết học hỏi về Phật-pháp !
Ngư Triều Ân thấy Tuệ Trung dám hạ nhục ḿnh th́ không ngăn nổi cơn phẫn nộ, c̣n Tuệ Trung chỉ mỉm cười nói :
           - Thưa đại nhân, đó chính là si-mê , si-mê sinh ra từ giận dữ.
Ngư Triều Ân càng nghĩ càng tức nhưng chỉ biết nín lặng mà thôi ! ...

                                                                     [ BACK ]                                                              

Free Web Hosting