T R U Y Ệ N   T H I Ề N  

Bốn Con Rắn

       Một ông Vua kia có nuôi bốn con rắn độc. Con thứ nhất tên "Rắn mỏ cây" v́ có cái mỏ cứng như cây, mổ đau lại có nọc độc. Rắn thứ nh́ tên "Rắn mỏ thúi" v́ mỗi lần cắn ai th́ thân thể người ấy śnh thúi và tan ră ra nước. Thứ ba là "Rắn mỏ lửa" v́ ai bị rắn này cắn th́ nghe trong ḿnh nóng như bị lửa thiếu đốt đến chết. Thứ tư là "Rắn mỏ khí giới" v́ có răng thật bén, mỗi lần cắn ai th́ cũng như dùng khí giới gây tử thương người đó. Vua giao phó việc chăm nom bốn con rắn ấy cho một ông quan cận thần. Khi nào có ai phạm trọng tội th́ bị cho rắn cắn. Lúc có chiến tranh th́ Vua thả rắn ra diệt trừ quân địch.

       Hôm nọ có một tên trộm đáng bị tử tội. Vua truyền đem tội nhân cho rắn cắn. Ông quan dẫn tên tử tội đến chuồng rắn và mở nắp ra. Một trong bốn con rắn ḅ ra, quấn tay, mặt tội nhân và gác đầu bên vai trái. Con thứ nh́ quấn ḿnh quanh tay trái và gác đầu lên vai mặt. Con thứ ba quấn ngang bụng. Con thứ tư quấn cổ và gác mỏ lên đầu tên trộm. Bị rắn quấn đầy ḿnh mà anh không tỏ vẻ lo sợ chút nào. Vừa lúc ấy có một vị hiền nhân giàu ḷng bác ái đi ngang qua thấy vậy hỏi :

      - Ông không sợ chết hay sao ?

       Anh vừa chỉ rắn vừa đáp :

      - Đây là các vật trang sức của tôi. Tay tôi đeo neo, bụng thắt dây lưng, cổ có kiềng và dây chuyền, đầu lại đội măo.

      - Không phải đâu, đó là bốn con rắn độc đấy !

      - Tôi có thấy đâu là rắn độc. Nó có vẻ hiền lành lắm và đeo trên ḿnh tôi thế này là đẹp lắm đấy chớ !

      - Ông nên suy nghĩ lại kỹ càng và hăy bắt đầu lo từ bây giờ. Không nên lăng quên. Một ngày kia một con rắn sẽ bảo ông đứng dậy nếu không th́ nó không chịu. Nếu ông làm theo th́ ba con rắn kia bất b́nh. Rồi con thứ nh́ sẽ bảo ông đi tới. Rồi con thứ ba bảo ông nằm, con thứ tư bảo ông ngồi. Ông không thể nào thoát khỏi ách nô lệ của chúng nó và ông luôn luôn bị tai họa ...

      - Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào ?

      - Ông hăy lén lén bỏ rắn vào chuồng và mau chạy thoát ra khỏi chốn này.

       Tên tội nhân làm y theo lời dạy ...

       Khi ông quan hay được th́ vào triều tâu lại tự sự cho Vua. Vua truyền thả rắn ra rượt theo. Bốn con rắn cố sức chạy theo tên tử tội. Cùng lúc ấy Vua truyền năm tên binh sĩ theo phụ sức với rắn bắt cho được tên trộm, nếu thành công sẽ được trọng thưởng.

       Vua cũng truyền gọi một người bạn chí thân của tội nhân đến dạy phải rượt bắt cho bằng được. Nếu bắt được tội nhân, Vua sẽ phong cho làm đại tướng ! ...

       Nói về tên trộm, khi thoát ra khỏi chỗ nguy hiểm th́ có ư dễ nguôi hưởn đăi ... Vị hiền nhân xuất hiện và nhắc nhở anh rằng tuy đại nạn vừa thoát khỏi nhưng anh chưa được chu toàn đâu. Hăy cố gắng, cố gắng t́m phương thoát nạn ! ... 

       Anh vâng lời ráng sức chạy. Được một đỗi th́ đến một làng nọ. Bụng đói, sức đuối, anh chạy riết vào làng t́m thức ăn và chỗ nghỉ nhưng đó chỉ là một làng bỏ hoang. Trong làng có sáu cái nhà mà nhà nào cũng vắng tanh. Chén dĩa nồi niêu đều trống không. Anh đâm ra chán nản, t́m một gốc cây dựa lưng vào nghỉ.

       Vị hiền nhân lại xuất hiện và khuyên anh chớ nên tŕ hưỡn v́ có thêm sáu tướng cướp đang chạy vào làng cùng bắt anh. Anh hoảng sợ bỏ chạy nữa. Một lúc sau anh đến trước một con sông rộng lớn. Từ bờ bên này qua bờ bên kia xa xa có một cù lao, có tất cả ba cù lao. Trong ḷng sông, bốn gịng nước lũ gặp nhau xoay tṛn thành một cái xoay rộng lớn. Bên kia bờ cỏ cây có vẻ yên tĩnh, nhàn lạc và an toàn. C̣n bờ bên này th́ chông gai đầy dẫy, phía sau lại có bốn con rắn, năm tên lính, người bạn thân trở mặt và sáu tên cướp đang rượt theo ...

       Nhưng làm sao qua sông ? Không có cầu. Thuyền cũng không. Anh liền t́m cây và dây trong rừng kết lại làm một chiếc bè và hết sức cố gắng dùng cả tay lẫn chân bơi cho bè mau tách xa bờ. Khi đến cù lao thứ nhất anh ngoảnh nh́n lại phía sau th́ thấy rắn, lính, người bạn và tướng cướp tất cả đều đến ven sông. Nh́n ra phía trước thấy c̣n hai cù lao và bờ bên kia. Anh lại nỗ lực bơi riết qua cù lao thứ nh́, thứ ba và rốt cùng đặt chân lên bờ bên kia, trên giải đất an lành tươi đẹp. Anh nghe trong người khoan khoái nhẹ nhàng, sẵn sàng bỏ lại sau lưng chiếc bè và bao nhiêu gian lao nguy khốn ...

       Bốn con rắn, năm tên lính, người bạn thân và sáu tên cướp biết rằng không thể nào đuổi bắt được tên tử tội nên buồn rầu, kẻ trước người sau, đều lần lượt chết ! ...

* * *

       Trong chuyện ngụ ngôn kể trên, ông Vua tượng trưng cho Nghiệp. Tên trộm là chúng sanh. Bốn con rắn tượng trưng cho bốn yếu tố ( tứ đại : đất, nước, gió, lửa) cấu thành phần vật chất của con người. Năm tên lính là ngũ uẩn. Người bạn thân trở mặt làm thù là "bản ngă" của con người. Sáu cái nhà bỏ không là lục căn. Sáu tên cướp lùng bắt tên trộm là lục trần. Rắn, lính, bạn, tướng cướp, tất cả mười sáu điều đó là những pháp làm cho chúng sanh phải đắm đuối trong ṿng sanh tử luân hồi. Sự tham dục, sự luyến ái theo đời sống, tà-kiến và vô-minh là bốn gịng nước lũ. Chiếc bè là Bát Chánh Đạo, và ba cù lao là ba đạo quả thánh : Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm & A-Na-Hàm. Khi đắc đạo quả thứ tư : A-La-Hán là bước chân lên bờ bên kia, bờ giải thoát của Niết-Bàn vậy ! ...

* Giải Nghĩa :

Lục căn : Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ư.                                                           Lục trần : Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.                                                   Ngũ uẩn : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.                                                          Bát Chánh Đạo : Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.                                           Tu-Đà-Hoàn : người đă dứt hết tất cả kiến hoặc tam giới, v́ chưa dứt được tư hoặc (tư tưởng mê lầm) của dục giới nên c̣n phải sanh cơi dục giới bảy lần, dịch là Nhập Lưu (Nhập vào ḍng Thánh).                                                                             Tư-Đà-Hàm : người đă dứt được sáu phẩm tư hoặc trước của dục giới, c̣n ba phẩm sau chưa dứt được nên phải sanh lại cơi dục giới một lần nữa, dịch là Nhất Lai.       A-Na-Hàm : người đă dứt thêm được ba phẩm sau (nghĩa là dứt hết chín phẩm tư hoặc của dục giới) không trở lại sanh nơi cơi dục giới nữa, (chỉ sanh ở cơi sắc-giới và vô-sắc-giới) dịch là Bất Lai.                                                                                                    A-La-Hán : người đă dứt hết tất cả kiến-hoặc và tư-hoặc của tam-giới, đă ra khỏi phần đoạn sanh tử chẳng thọ sanh nơi lục đạo, dịch là Bất Sanh.

                                                                     [ BACK ]                                                           

Free Web Hosting