T R U Y Ệ N   T H I Ề N  

Lục Tổ Huệ Năng

       Lục Tổ Huệ Năng quê quán ở Phạm Dương, cha chẳng may mất sớm, ngày ngày phải gánh củi ra chợ bán để nuôi mẹ. Một hôm, nhân gánh củi đến nhà người mua, nghe nhà bên cạnh tụng Kinh Kim Cang, Ngài liền khai ngộ. Sau đó, Ngài t́m đến Ngũ Tổ ở Huỳnh Mai để cầu đạo. Tổ hỏi :"Ông là người phương nào, muốn cầu việc ǵ ?". Ngài nói :"Đệ tử là người Tân Châu Lănh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc ǵ khác". Tổ nói :"Ông là người Lănh Nam, cũng là kẻ quê mùa, sao có thể làm Phật được ?". Ngài đáp rằng :"Người có Nam-Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam-Bắc, thân hèn hạ này với thân Ḥa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt !". Tổ thấy Ngài có căn khí lanh lợi nên thâu nhận làm đệ tử, bảo theo chúng làm việc ở nhà sau. Ngài đảm nhận việc bửa củi, giă gạo trải qua hơn tám tháng.
 
       Một ngày nọ, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ra thông cáo : Nếu có vị nào hiểu đạt lư đạo, Tổ sẽ truyền y, bát cho để làm Tổ thứ sáu. Thần Tú là người học cao hiểu rộng nhất trong chúng, cố nhiên được đồ chúng coi như xứng đáng nhất hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệ tŕnh chỗ hiểu biết và biên nơi vách nhà chùa.
 
                              Kệ rằng :
                                              "Thân thị Bồ-đề thọ
                                               Tâm như minh cảnh đài
                                               Thời thời cần phất thức
                                               Vật sử nhạ trần ai !"
                              Dịch nghĩa :
                                              "Thân là cây Bồ-đề
                                               Tâm như  đài gương sáng
                                               Luôn luôn siêng lau chùi
                                               Chớ để dính bụi bặm !"
      
       Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng lănh được phần thưởng xứng đáng. Nhưng sáng hôm sau, vừa thức giấc, đồ chúng rất đỗi ngạc nhiên thấy một bài kệ khác viết bên cạnh, bài kệ như sau :
 
                              Kệ rằng :
                                              "Bồ-đề bổn vô thọ
                                               Minh cảnh diệc phi đài
                                               Bổn lai vô nhất vật
                                               Hà xứ nhạ trần ai ?"
                             Dịch nghĩa :
                                              "Bồ-đề vốn không cây
                                               Gương sáng cũng chẳng đài
                                               Xưa nay không một vật
                                               Chỗ nào dính bụi bặm ?"
 
       Tác giả của bài kệ sau là một ông tăng quen lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bửa củi, giă gạo cho chùa. Diện mạo ông ta quá tầm thường đến không mấy ai để ư nên bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗi ngạc nhiên. Nhưng Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thấy ở ông tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lănh tăng chúng sau này, và nhất định truyền y, bát cho ông. Nhưng Tổ có ư lo, v́ hầu hết môn đồ của Tổ đều chưa đủ huệ nhăn để nhận ra ánh trực giác thâm diệu trong những hàng chữ trên của người bửa củi giă gạo là Sư Huệ Năng, nên nếu công bố vinh dự đắc pháp ấy lên e nguy hại đến tánh mạng người thọ pháp. Nên Tổ ngầm bảo Sư Huệ Năng đúng canh ba, khi đồ chúng ngủ yên, vào tịnh thất dạy việc ... Khi Sư vào thất, Tổ Hoằng Nhẫn giảng Kinh Kim Cang cho Ngài nghe, khi nghe đến đoạn :"Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", th́ Ngài đại ngộ kêu lên :"Đâu ngờ tánh ḿnh vốn tự thanh tịnh ! Đâu ngờ tánh ḿnh vốn không sanh diệt ! Đâu ngờ tánh ḿnh vốn tự đầy đủ ! Đâu ngờ tánh ḿnh vốn không dao động ! Đâu ngờ tánh ḿnh hay sanh muôn pháp !"... Ngũ Tổ biết Ngài đă ngộ tự tánh, liền dạy :"Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích; nếu nhận bản tâm ḿnh, thấy bản tánh ḿnh, gọi là Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật". Thế rồi Tổ trao lại y, bát cho Sư làm tín vật chứng tỏ cái bằng cớ đắc pháp vô thượng, và báo trước hậu vận của đạo thiền sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết ... Ngũ Tổ c̣n dặn Sư chớ vội nói pháp, hăy tạm mai danh ẩn tích nơi rừng núi chờ đến thời sẽ công khai xuất hiện và hoằng dương chánh pháp. Tổ c̣n nói y, bát truyền lại từ Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma làm tín vật sau này đừng truyền xuống nữa, v́ từ đó Thiền sẽ được thế gian công nhận, không cần phải dùng y, bát tiêu biểu cho tín tâm. Ngay trong đêm ấy, Lục Tổ từ giă Ngũ Tổ ra đi ...
 
       Lục Tổ đi đến Tào Khê th́ bị bọn ác t́m theo, nên phải lánh nạn trong đám thợ săn nơi Tứ Hội ở phương nam, trải qua mười lăm năm, thường v́ thợ săn tùy nghi thuyết pháp. Đoàn thợ săn giao cho Ngài giữ lưới. Ngài lấy tâm từ bi làm hoài băo, gặp những con vật như sói, cọp, nai, thỏ v.v… bị sa lưới đều t́m cách để phóng sanh. Phóng sanh như vậy được 15 năm, vật mạng được cứu không thể tính đếm hết, lại c̣n cảm hóa được nhóm thợ săn đổi nghề hướng thiện. Sau này, Lục Tổ ở tại Đạo Tràng Tào Khê làm hưng thạnh Thiền tông, truyền khắp mọi nơi.

                                                         [ BACK ]                                                           

Free Web Hosting