T R U Y Ệ N   T H I Ề N  

Những Câu Chuyện Được Lưu Truyền Từ Thời Đức Phật Đến Các Vị Tổ :

Một hôm trong hội Linh Sơn, Phật cầm một cành hoa sen đưa lên và nh́n khắp đại chúng, khi nh́n thấy Tôn giả Ca-Diếp, Phật nói :"Ta có chánh pháp nhăn-tạng, Niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn ... nay phó chúc cho Ma-Ha Ca-Diếp !" ...

Sau khi Tổ Ma-Ha Ca-Diếp được Phật truyền làm Tổ, Tôn giả A-Nan là vị đệ tử đa văn nhất của Phật mới hỏi Tổ Ca-Diếp rằng :"Đức Thế Tôn, ngoài việc truyền y Kim Lan cho sư huynh, c̣n truyền cái ǵ nữa không ?". Tổ Ca-Diếp liền gọi :"A-Nan !".  Tôn giả A-Nan :"Dạ !". Tổ Ca-Diếp bảo :"Cây phướn trước chùa ngă !". Tôn giả A-Nan liền ngộ ! ...

Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma ( Bodhidharma ) ra đời vào cuối thế kỷ thứ năm, sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt. Ngài là vị hoàng tử thứ ba của Vua Hương Chí, Ngài sanh tại miền Nam nước Thiên-trúc. Thuở nhỏ, Ngài đă có trí tuệ sáng suốt và tài năng phi thường. Lớn lên, Ngài sớm nhận biết cuộc đời là vô thường, nhân sanh là đau khổ, v́ vậy Ngài không màng đến vinh hoa phú quư ở thế gian mà thường t́m đến nương tựa cửa Thiền.
 
Một hôm, Tổ Bát-Nhă Đa-La ( Tổ sư thứ 27 Ấn-Độ ) vào Vương cung thuyết pháp, Vua Hương Chí   (Phụ vương của Ngài) mới đem một viên ngọc quư cúng dường cho Tổ Bát-Nhă tỏ ḷng thành kính. Tổ Bát-Nhă liền hỏi ba vị hoàng tử con Vua rằng :"Ở đời có thứ ǵ quư báu bằng ḥn ngọc này không?". Hai vị Hoàng-tử lớn đồng thanh đáp rằng :"Thưa Tổ Sư, trên đời này không có vật ǵ quư báu bằng viên bảo châu này !". Riêng Ngài th́ bảo rằng :"Thưa Tổ Sư, viên bảo châu này đối với thế gian tuy gọi là quư, nhưng cũng không quư bằng Pháp-bảo của nhà Phật ! V́ chỉ có Pháp-bảo của Phật mới đưa người đến chỗ an lạc và giải thoát !". Sau đó, Ngài thọ giáo nơi Tổ Bát-Nhă Đa-La và được Tổ truyền y bát lại làm Tổ thứ 28 ở Ấn-Độ.
 
Vào thời Vua Lương Vơ Đế , niên hiệu Phổ-thông thứ 7, ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tư, sau một thời gian vượt biển, Ngài đến đất Quảng-Châu (Trung Hoa) để truyền bá Phật pháp theo lời khuyên của Tổ Bát-Nhă Đa-La. Đến đây, Ngài được tiếp kiến Vua Lương Vơ Đế. Vua hỏi Ngài :"Từ khi Trẫm lên làm Vua đến nay đă kiến lập rất nhiều cảnh chùa, tạo tượng Phật, xây tháp, đúc chuông, in kinh ấn tống, cúng dường Tam-Bảo rất nhiều không thể kể xiết , như thế có được công đức không ?". Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma bảo :"Không có công đức !". Vua ngạc nhiên hỏi :"Tại sao ?". Tổ bảo :"V́ trong tâm niệm c̣n cầu phước báu và cầu danh vọng nên không có công đức !". Vua lại hỏi :"Vậy muốn có công đức th́ phải làm sao ?". Tổ đáp :"Muốn được công đức chân thật th́ trong tâm niệm không c̣n ư nghĩ cầu phước, cầu danh ǵ cả !". Vua hỏi tiếp :"Muốn đạt đạo quả giải thoát thành Phật th́ phải làm sao ?". Tổ bảo : "Muốn đạt đạo quả giải thoát phải minh tâm kiến tánh mới được, không phải lấy chút thế pháp mà cầu được. Nếu ai biết trở về với bản tâm chơn thật của chính ḿnh tức là đă kiến tánh thành Phật rồi chứ chẳng có ǵ lạ !". Vua nghe Tổ nói qua nhưng không lănh hội được ư chỉ cao-siêu huyền-diệu ...
 
Sau khi tiếp kiến Vua xong, thấy cơ duyên truyền đạo chưa đến, Tổ mới rời Quảng-Châu tới Lạc-Dương ở ẩn tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung-Sơn, chín năm ngồi im lặng xoay mặt vào vách ! ...
 
Sau có Ngài Thần Quang đến xin cầu pháp. Tổ thấy Ngài Thần Quang lănh hội được yếu chỉ Thiền Tông, nên mới truyền tâm pháp cho Ngài và đổi hiệu ra Huệ Khả ( tức Trí Huệ khá ). Tổ nói : "Trước kia Đức Thích-Ca Mâu-Ni dùng "Chánh-pháp nhăn-tạng, Niết-bàn diệu-tâm, thật-tướng vô-tướng, vi-diệu pháp-môn" truyền trao cho các đời Tổ, rồi đến Ta. Giờ đây, Ta trao lại cho Ông. Vậy Ông phải kiên cố mà giữ-ǵn hộ-tŕ đạo-giáo cho được trường-tồn vĩnh-cửu. Sẵn đây, Ta trao pháp-y Ca-sa này lại cho Ông để làm vật biểu tín ... Bên trong th́ Ta truyền Tâm-ấn, bên ngoài th́ Ta truyền y bát ... Rồi từ đây về sau hăy tương truyền cho nhau ..."
 
Sau khi Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma phú chúc mọi việc truyền trao chánh pháp cho Ngài Huệ-Khả xong, Ngài liền ngồi trang nghiêm nơi pháp tọa mà thị tịch tại thành Lạc Dương.
 
Vua Lương Vơ Đế được tin Ngài thâu thần tịch diệt liền sai đem cỗ áo quan vàng đến chùa Thiếu Lâm để làm lễ khâm liệm và an táng tại núi Hùng-Nhĩ.
 
Từ khi Tổ từ Ấn-Độ sang Trung Hoa trăi qua không biết bao nhiêu là gian lao, khổ sở để truyền bá chánh pháp, cứu độ chúng sanh. Sau khi thi-hành xong nhiệm vụ thiêng-liêng, Ngài đă đến quốc-độ khác để khai hóa đạo lư cho nhơn-sanh.
 
Sau khi Tổ thị tịch an táng xong xuôi, đă ba năm trường. Một hôm, ông Ngụy Châu Vân đi xứ nước Tây-vực về đến núi Thông Lănh bỗng gặp Tổ đang ung dung tự tại quẩy một chiếc giày đi. Ông Ngụy Châu Vân liền làm lễ bái chào và bạch rằng :"Tổ sư đi đâu thế ?". Tổ đáp :"Hôm nay tôi về Tây-phương đây !". Ông Ngụy Châu Vân vẫn thản nhiên đi, cảm thấy không có ǵ lạ. Khi về nước, ông thuật chuyện lại cho nhà Vua và triều thần nghe, lúc ấy ai nấy cũng đều kinh ngạc. Vua mới truyền lệnh khai cửa Tháp và mở nắp quan tài ra xem, quả nhiên không thấy hài cốt của Tổ đâu cả, chỉ c̣n sót lại một chiếc giày mà thôi. Khi đó từ Vua quan Tăng-sĩ cho đến chúng dân ai nấy cũng đều cho là việc phi- thường chưa thừng có ! ... Vua Lương Vơ Đế lúc bấy giờ lấy làm kính phục lắm, khi hồi triều, Ngài liền ban chiếu chỉ xây Tháp thờ Tổ sư ngay tại chùa Thiếu Lâm và sắc chỉ trong các Chùa ở Trung Hoa cũng như các nước lân cận nên thờ h́nh tượng Tổ, v́ Ngài là vị Tổ sư xứng đáng đắc đạo Bồ-Đề ! ...

Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma khi sang Trung Hoa gặp ngài Thần Quang đến xin cầu pháp. Ngài Thần Quang thưa: "Ngưỡng mong Ḥa thượng từ bi mở cửa cam lộ, rộng độ chúng sanh !"
Tổ bảo :"Diệu đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh cần, khó làm làm được, khó nhịn nhịn được, hàng đức nhỏ trí cùn, ḷng đầy khinh mạn, há có thể chịu nổi nhọc nhằn lao khổ cầu pháp chân thừa sao?"
Thần Quang nghe quở bèn rút dao bén đoạn ĺa cánh tay trái đưa lên trước mặt Tổ . Tổ biết gặp được pháp khí, bèn nói :"Chư Phật lúc phát tâm cầu đạo v́ pháp bỏ thân, nay ông chặt tay trước mặt tôi, vậy muốn cầu ǵ ?".
Nói xong, Tổ bèn đổi tên Thần Quang ra Huệ Khả.
Khả bạch :"Pháp ấn của chư Phật, con có thể nghe được chăng?"
Tổ nói :"Pháp ấn của chư Phật không thể nhờ vào người khác !"
Khả bạch :"Nhưng tâm con không an, xin Ḥa thượng dạy con phương pháp an tâm ?"
Tổ nói : "Đem tâm ra đây ta an cho !"
Khả bạch :"Con t́m măi mà chẳng thấy tâm đâu cả !"
Tổ nói :"Ta đă an tâm cho ngươi rồi !" ...                                                                                 
Ngay khi đó Ngài Huệ Khả liền ngộ ! ...                                                                                      
 
Một hôm, Ngài Huệ Khả bạch với Tổ rằng :"Từ đây trở đi con bặt hết các duyên !".
Tổ nói :"Coi chừng rơi vào Không !"
Khả bạch :"Rơ ràng thường biết làm sao Không được ?"
Tổ bảo :"Đây là chỗ truyền của chư Phật, chớ nên hoài nghi !"...
Khi Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma sắp tịch, Tổ hỏi lại chỗ sở ngộ của các đồ đệ, đến lượt Ngài Huệ Khả, Ngài chỉ bước ra đảnh lễ ba lạy rồi lui. Tổ nói :"Ông được phần tủy của ta !". Từ đó, Ngài Huệ Khả được Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma truyền y bát, kế thừa làm Tổ thứ hai ở Trung Hoa ! ...
 
 
Một ngày kia, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ra thông cáo : Nếu có vị nào hiểu đạt lư đạo, Tổ sẽ truyền y, bát cho để làm Tổ thứ sáu. Thần Tú là người học cao hiểu rộng nhất trong chúng, cố nhiên được đồ chúng coi như xứng đáng nhất hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệ tŕnh chỗ hiểu biết và biên nơi vách nhà chùa.
Kệ rằng :
             "Thân thị bồ đề thọ
               Tâm như minh cảnh đài
               Thời thời cần phất thức
               Vật sử nhạ trần ai."
Dịch nghĩa :
              "Thân là cây bồ đề
                Tâm như  đài gương sáng
                Luôn luôn siêng lau chùi
                Chớ để dính bụi bặm."
Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng lănh được phần thưởng xứng đáng. Nhưng sáng hôm sau, vừa thức giấc, đồ chúng rất đỗi ngạc nhiên thấy một bài kệ khác viết bên cạnh, bài kệ như sau :
               "Bồ-đề bổn vô thọ
                Minh cảnh diệc phi đài
                Bổn lai vô nhất vật
                Hà xứ nhạ trần ai ?"
Dịch nghĩa :
                "Bồ đề vốn không cây
                 Gương sáng cũng chẳng đài
                 Xưa nay không một vật
                 Chỗ nào dính bụi bặm ?"
Tác giả của bài kệ sau là một ông tăng quen lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bửa củi, giă gạo cho chùa. Diện mạo ông ta quá tầm thường đến không mấy ai để ư nên bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗi ngạc nhiên. Nhưng Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thấy ở ông tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lănh tăng chúng sau này, và nhất định truyền y, bát cho ông. Nhưng Tổ có ư lo, v́ hầu hết môn đồ của Tổ đều chưa đủ huệ nhăn để nhận ra ánh trực giác thâm diệu trong những hàng chữ trên của người bửa củi giă gạo là Sư Huệ Năng, nên nếu công bố vinh dự đắc pháp ấy lên e nguy hại đến tánh mạng người thọ pháp. Nên Tổ ngầm bảo Sư Huệ Năng đúng canh ba, khi đồ chúng ngủ yên, vào tịnh thất dạy việc ... Khi Sư vào thất, Tổ Hoằng Nhẫn giảng Kinh Kim Cang cho Ngài nghe, khi nghe đến đoạn :"Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", th́ Ngài đại ngộ kêu lên :"Đâu ngờ tánh ḿnh vốn tự thanh tịnh ! Đâu ngờ tánh ḿnh vốn không sanh diệt ! Đâu ngờ tánh ḿnh vốn tự đầy đủ ! Đâu ngờ tánh ḿnh vốn không dao động ! Đâu ngờ tánh ḿnh hay sanh muôn pháp !"... Ngũ Tổ biết Ngài đă ngộ tự tánh, liền dạy :"Chẳng biết bản tâm , học pháp vô ích; nếu nhận bản tâm ḿnh, thấy bản tánh ḿnh, gọi là Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật ...". Thế rồi Tổ trao lại y, bát cho Sư làm tín vật chứng tỏ cái bằng cớ đắc pháp vô thượng, và báo trước hậu vận của đạo thiền sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết. Ngũ Tổ c̣n dặn Sư chớ vội nói pháp, hăy tạm mai danh ẩn tích nơi rừng núi chờ đến thời sẽ công khai xuất hiện và hoằng dương chánh pháp. Tổ c̣n nói y, bát truyền lại từ Tổ Đạt-Ma làm tín vật sau này đừng truyền xuống nữa, v́ từ đó Thiền sẽ được thế gian công nhận, không cần phải dùng y, bát tiêu biểu cho tín tâm. Ngay trong đêm ấy Sư Huệ Năng từ giă Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ra đi ...

Lục Tổ Huệ Năng sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát bảo trở về phương nam, Tổ đi đến ngọn núi Dứu Lănh bị Huệ Minh đuổi theo kịp. Tổ để y, bát trên tảng đá rồi vào rừng ẩn. Huệ Minh đến gặp y, bát; song giở lên không nổi; gọi :"Hành giả ! Tôi đến đây v́ pháp, không phải v́ y bát !". Tổ nghe gọi, bước ra ngồi trên tảng đá bảo :"Nếu ông v́ pháp hăy b́nh tâm nghe tôi nói !". Huệ Minh đứng yên lặng giây lâu ... Tổ bảo :"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh ?". Nghe câu này, Huệ Minh liền đại ngộ ! ...

Thiền sư Pháp Thường ở núi Đại Mai ban sơ đến tham vấn Mă Tổ Đạo Nhất, Sư hỏi :"Thế nào là Phật ?". Mă Tổ đáp :"Tức tâm là Phật !". Sư liền đại ngộ, từ giă về núi ẩn tu. Sau Mă Tổ sai một vị tăng đến thăm ḍ Sư. Tăng hỏi :"Ḥa thượng được Mă Tổ dạy ǵ mà về núi ẩn tu ?". Sư đáp :"Mă Tổ nói với tôi "Tức tâm là Phật" nên bèn đến ở núi này !". Vị Tăng nói :"Gần đây Mă Tổ lại nói "Phi tâm phi Phật" !  Sư bảo :"Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông "phi tâm phi Phật", tôi chỉ biết "Tức tâm là Phật !". Vị tăng trở về thưa lại với Mă Tổ, Mă Tổ nói với đại chúng :"Trái mai đă chín !"...

Thiền sư Huệ Tịch đến phiên chăn trâu dưới sườn núi, thấy một vị tăng lên núi, không bao lâu lại xuống. Sư hỏi :"Thượng tọa sao không lưu lại trong núi ? ". Tăng nói :"Chỉ v́ nhân  duyên chẳng hợp". Sư hỏi :"Có nhân duyên ǵ thử nói xem ? ". Tăng nói :"Ḥa thượng hỏi tôi tên ǵ ? Tôi đáp Qui Chơn. Ḥa thượng hỏi Qui Chơn ở đâu ? Tôi đáp không được !". Sư bảo :"Thượng tọa trở lên thưa với Ḥa thượng con nói được. Ḥa thượng hỏi nói thế nào th́ nên đáp Qui Chơn từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư". Vị tăng trở lên núi nói lại đúng như lời Sư dạy. Thiền sư Qui Sơn quở :"Kẻ nói suông vô ích, đây là lời bậc Thiện tri thức của năm trăm người ! " ... 

Một hôm có hai vị tăng đến tham vấn Thiền sư Huệ Minh, đệ tử ngài Pháp Nhăn, Thiền sư Huệ Minh hỏi :"Quư vị ở đâu đến ?" Vị tăng đáp :"Chúng tôi ở thành đô đến !". Ngài bảo :"Thượng tọa rời thành đô đến núi này, th́ ở thành đô thiếu Thượng tọa, ở núi này dư Thượng tọa. Nếu dư th́ ngoài tâm có pháp, nếu thiếu th́ tâm pháp không trùm khắp. Đáp được th́ ở, đáp không được th́ đi ?". Hai vị tăng suy nghĩ hồi lâu nhưng không đáp được, định đi về th́ Thiền sư đưa tay lên vẽ một ṿng tṛn và nói : "Tṛn đồng thái hư, không thiếu không dư !". Hai vị tăng liền ngộ ! ...

Thiền sư Đạo Ngộ một hôm bảo với đệ tử Sùng Tín rằng :"Từ ngày ngươi vào đây làm thị giả cho ta, ta chưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu cho ngươi ... Khi ngươi dâng trà lên, ta v́ ngươi tiếp. Khi ngươi bưng cơm đến, ta v́ ngươi nhận. Khi ngươi xá lui ra th́ ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu ?".

Có một Thiền Sư hỏi một vị tăng mới vừa lên núi :"Ta nghe nói ở Trường An náo loạn dữ lắm, ông có nghe không ?". Vị tăng bảo :"Dạ, nước con an ổn !". Thiền Sư hỏi :"Cái đó do ông học được hay do thưa hỏi được ?". Vị tăng đáp :"Dạ ! Không do học cũng không do thưa hỏi !". Thiền Sư lại hỏi tiếp : "Tại sao nhiều người không học, không thưa hỏi, họ lại chẳng có ?". Vị tăng trả lời :"Chẳng bảo họ không có ! Họ có mà tại họ không chịu thừa nhận !". Câu đáp này rất là hay, làm cho vị Thiền Sư gật đầu thán phục ! ...

Một hôm Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng thấy Thiền sư Mă Tổ Đạo Nhất ra tảng đá ngồi thiền suốt ngày. Tổ đến hỏi :"Đại Đức ngồi thiền để làm ǵ ?". Đạo Nhất thưa :"Để làm Phật !" . Hôm sau, Tổ lấy ḥn gạch đến phiến đá bên cạnh Đạo Nhất ngồi thiền để mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi :"Thầy mài gạch để làm ǵ ?" Tổ đáp :"Mài để làm gương." Đạo Nhất thưa :"Mài gạch đâu thể làm gương được !" Tổ bảo : "Ngồi thiền đâu thể thành Phật được !". Đạo Nhất hỏi :"Vậy làm thế nào mới phải ?" Tổ bảo :"Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải hay đánh trâu là phải ?". Đạo Nhất lặng thinh ...

Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn cùng Nham Đầu Toàn Khoát đi đến Ngao Sơn gặp trở tuyết, dừng lại nghỉ. Một hôm hai huynh đệ thảo luận. Tuyết Phong nói :"Tôi thật c̣n chưa ổn". Nham Đầu bảo : "Chỗ nào ông c̣n chưa ổn hăy nói ra xem ?". Tuyết Phong nói :"Khi tôi mới đến Diêm Quan thấy thượng đường nói nghĩa sắc không liền được chỗ vào". Nham Đầu bảo :"Từ đây đến ba mươi năm rất kỵ không nên nói đến !". Tuyết Phong nói :"Tôi thấy bài kệ của Động Sơn qua sông : Thiết kỵ tùng tha mích; điều điều dữ ngă sơ; cừ kim chánh thị ngă; ngă kim bất thị cừ ( Rất kỵ t́m nơi khác; xa xôi bỏ lảng ta; va nay chính là ta; ta nay chẳng phải va ). Nham Đầu bảo :"Nếu thế ấy, tự cứu cũng chưa tột". Tuyết Phong nói :"Sau tôi hỏi Đức Sơn : Việc trong tông thừa từ trước con có phần chăng ?... Đức Sơn đánh một gậy hỏi : Nói cái ǵ ? ... Tôi khi đó giống như thùng lủng đáy !". Nham Đầu nạt :"Ông chẳng  nghe nói : từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà ?". Tuyết Phong hỏi :"Về sau làm thế nào mới phải ?". Nham Đầu bảo :"Về sau muốn xiển dương Đại giáo, mỗi mỗi tự trong hông ngực ḿnh lưu xuất, sau này cùng ta che trời che đất đi !". Tuyết Phong nhân câu này đại ngộ, liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn : "Sư huynh ! Sư huynh ! Ngày nay mới thành đạo ở Ngao Sơn !" ...

Đời Đường bên Trung Hoa có Thiền sư Tùng Thẩm ( thường gọi là Triệu Châu ) khi c̣n là một vị Sa-di đi hành khước, tức là đi tham vấn thiền, ông đến Thiền sư Phổ Nguyện ở Nam Tuyền. Ngài Nam Tuyền hỏi :"Ông là Sa-di có chủ hay Sa-di không chủ ?". Ngài Triệu Châu đáp :"Dạ, con là Sa-di có chủ". Ngài Nam Tuyền hỏi :"Chủ ở chỗ nào ?". Ngài Triệu Châu bèn bước tới gần, khoanh tay cuối đầu nói rằng :"Giữa mùa đông giá rét, kính chúc Ḥa thượng được trăm phước !". Ngài Nam Tuyền gật đầu và cho ngài Triệu Châu vào chúng.

Một hôm khác ngài Triệu Châu đến tham vấn Nam Tuyền (Phổ Nguyện), hỏi :

- Thế nào là đạo ?

Nam Tuyền đáp :

- Tâm b́nh thường là đạo.

- Lại có thể nhắm tiến đến chăng ?

- Nghĩ nhắm tiến đến là trái.

- Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo ?

- Đạo chẳng thuộc biết chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô lư. Nếu thật đạt đạo th́ chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy ? Ngay câu nói này, Sư ngộ đạo ! ...

Một hôm tướng quốc Bùi Hưu tới một ngôi chùa cổ, nh́n thấy h́nh của một vị cao tăng treo trên vách, mới hỏi vị tăng trụ tŕ :"H́nh cao tăng ở đây, vậy cao tăng đâu ?". Vị tăng trụ tŕ không đáp được, bèn nói với tướng quốc Bùi Hưu rằng :"Khi năy mới thấy có một vị Thiền Sư tới đây, vậy ông hăy hỏi thử ông ấy xem ?". Liền khi đó tướng quốc Bùi Hưu tới gặp Thiền Sư Hoàng Bá và nói :"Bạch Ngài ! Vừa năy tôi có hỏi vị tăng trụ tŕ ở đây một câu mà vị ấy tiếc lời không đáp, vậy xin ngài có thể giải đáp giúp dùm tôi không ?". Thiền Sư Hoàng Bá đáp :"Được ! Ông hỏi đi ?". Tướng quốc Bùi Hưu vừa chỉ h́nh cao tăng trên vách vừa hỏi :"H́nh cao tăng ở đây, vậy cao tăng đâu ?". Thiền Sư Hoàng Bá gọi lớn : "Bùi Hưu !". Tướng quốc Bùi Hưu vừa nghe liền đáp :"Dạ !". Thiền Sư Hoàng Bá hỏi :"Ở đâu ?". Tướng quốc Bùi Hưu liền ngộ !" ... 

[ Giải thích : Những ai chưa từng học qua Thiền hoặc chưa nghiên cứu về Thiền khi nghe qua giai thoại Thiền này sẽ rất lấy làm lạ không hiểu ư của Tổ Hoàng Bá muốn chỉ điều ǵ ? Chỉ có những ai hiểu biết chút ít về Thiền khả dĩ mới nhận ra được : Ư của Tổ muốn chỉ cái thấy mà không suy nghĩ ( Nhà Phật gọi là Phật tánh : Tánh giác sáng suốt, thanh tịnh, giải thoát ) nó thường hằng tri, hằng giác trong tâm thức của mỗi con người chúng ta, mà tại ta vô-minh, vọng tưởng nên không thấy, không nghe, không biết ! ... Trong Kinh Phật cũng thường nói chúng ta có 3 thân : báo thân, pháp thân và hóa thân (ứng thân). Báo thân th́ có sanh diệt, khi chúng ta hết duyên th́ phải ra đi, tức thân này mất; c̣n pháp thân (tức là linh giác) th́ không có sanh diệt, không có mất. V́ vậy giác linh của vị cao tăng đó vẫn hiện diện ở nơi đó chứ không ở đâu hết ! ... ]

Một hôm có người đến hỏi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm :"Bạch Ḥa thượng, con chó có Phật tánh không ?". Ngài đáp :"Không". Ông hỏi tiếp :"Tại sao trong kinh nói : tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mà riêng con chó không có Phật tánh ?". Ngài trả lời :"V́ bị nghiệp thức che đậy !". Hôm khác có người đến hỏi ngài :"Bạch Ḥa thượng, con chó có Phật tánh không ?". Ngài đáp :"Có". Ông ấy lại hỏi : "Đă có Phật tánh tại sao lại chui vào đăy da nhơ nhớp như vậy ?". Ngài trả lời :"V́ biết mà cố phạm !".

Ngài Ngưỡng Sơn đến hỏi đạo với Thiền sư Trung Ấp :"Bạch Ḥa thượng, thế nào là nghĩa Phật tánh?" Thiền sư Trung Ấp đáp :"Ta nói thí dụ này cho ông nghe : Như có một con khỉ ở trong cái nhà có sáu cái cửa, bên ngoài có một con khỉ đến mỗi cửa kêu chéo chéo, con khỉ bên trong cũng đáp lại chéo chéo". Nghe tới đó ngài Ngưỡng Sơn hỏi :"Bạch Ḥa thượng, nếu con khỉ trong nhà ngủ th́ sao ?". Ngay khi đó Thiền sư Trung Ấp bước xuống ṭa nắm lấy tay ngài Ngưỡng Sơn nói :"Chúng ta thấy nhau rồi ! Chúng ta thấy nhau rồi !" ...

Một hôm nọ sau khi Tổ Bá Trượng giảng dạy cho chư tăng xong, ngài nh́n xuống dưới ṭa th́ thấy c̣n một ông già ngồi lại. Tổ hỏi :"Ông c̣n chuyện ǵ nghi ngờ mà không chịu đi ?". Ông già thưa :"Bạch Ḥa thượng, con không phải là người, con là kiếp hồ ly . Thuở xưa con là vị tăng ở núi này, có Phật tử đến hỏi : Người đại tu hành c̣n rơi vào nhân quả không ? Con đáp : Không rơi vào nhân quả. Do con trả lời Không nên phải đọa làm thân chồn năm trăm đời ! ... Nay xin Ḥa Thượng nói cho con một câu để chuyển kiếp chồn này !" . Tổ bảo :"Ông hỏi lại ta đi ?". Ông già hỏi :"Người đại tu hành có rơi vào nhân quả không ?". Tổ đáp :"Không lầm nhân quả !". Ngay câu nói này ông già đại ngộ, chuyển được kiếp hồ ly ! ...

Có một vị cư sĩ đến hỏi Thiền sư Quốc Nhất ở Cảnh Sơn :

- Bạch Ḥa thượng có thiên đường không ?

Ngài đáp :

- Không.

- Bạch Ḥa thượng có địa ngục không ?

- Không.

- Bạch Ḥa thượng có tội không ?

- Không.

- Bạch Ḥa thượng có phước không ?

- Không.

Với câu hỏi nào Ngài cũng trả lời "Không".

Sau này, ông cư sĩ đến t́m ngài Trí Tạng Tây Đường, đệ tử của Mă Tổ Đạo Nhất, và cũng hỏi bao nhiêu câu hỏi đó :

- Bạch Ḥa thượng có thiên đường không ?

Ngài đáp :

- Có.

- Bạch Ḥa thượng có địa ngục không ?

- Có.

- Bạch Ḥa thượng có tội không ?

- Có.

- Bạch Ḥa thượng có phước không ?

- Có.

Với bao nhiêu câu hỏi đó, hai vị Thiền sư nổi tiếng, một vị bảo không, một vị bảo có, ông cư sĩ hoang mang nên hỏi tiếp ngài Trí Tạng Tây Đường :

- Bạch Ḥa thượng, Ngài nói như vậy có đúng chưa ?

Ngài Trí Tạng Tây Đường hỏi :

- Trước khi đến đây ông đă hỏi ai rồi ?

- Dạ, con đă hỏi Ḥa Thượng Cảnh Sơn.

- Ḥa thượng nói với ông thế nào ?

- Con hỏi câu nào Ḥa thượng cũng nói "không". Tại sao con hỏi Ngài câu nào Ngài cũng nói "có" hết ?

Ngài Trí Tạng Tây Đường hỏi lại :

- Ḥa thượng Cảnh Sơn có vợ không ?

- Dạ không.

- Ông có vợ không ? 

- Dạ có.

- Ḥa thượng Cảnh Sơn không vợ cho nên cái ǵ Ngài cũng nói "không" ! ... Ông có vợ nên ta nói cái ǵ cũng "có" ! ...

Thiền sư Trí Nhàn ở Hương Nghiêm trong hội Qui Sơn Linh Hựu, tham học ở Bá Trượng Thiền Sư. Sư là bậc tuyệt thế thông minh, phàm hỏi một, trả lời đến mười ... Thế mà khi Tổ Qui Sơn hỏi :"Ta nghe ông là người thông minh lanh lợi, ư hiểu thức tưởng cội gốc sanh tử, giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh ?"... th́ tâm thần ông mờ mịt, chả biết trả lời ra sao ! ... Sư bèn trở về liêu đem những sách vở đă học mà đọc lại từ đầu chí cuối, mong t́m được câu trả lời ... Nhưng rốt cuộc cũng chẳng t́m thấy ! ... Chán nản, Sư liền than :"Toàn là bánh vẽ, chẳng thể nào ăn vô !". Nhiều lần Sư khẩn cầu Tổ Qui Sơn nói ra cho biết, th́ Tổ Qui Sơn trả lời :"Nếu ta nói ra cho ngươi biết, nhất định sau nầy ngươi sẽ mắng ta, v́ đó là cái biết của ta, không ăn thua ǵ đến ngươi cả !"... Sư tức ḿnh đem tất cả kinh luận ra đốt hết, và nói :"Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần !" ... Nói rồi Sư từ giă Thiền sư Qui Sơn qua đất Nam Dương ở chỗ di tích Quốc Sư Tuệ Trung. Một hôm, nhân đi cuốc cỏ trên núi, vô ư liệng một miếng miểng sành trúng vào thân cây trúc, liền nghe phát ra một tiếng ngân lạ lùng ... Sư bỗng hoát nhiên đại ngộ ! ... Sư vội vàng trở về tắm gội, đốt hương ngưỡng vọng về Tổ Qui Sơn mà rằng :"Ḥa thượng thật là bậc đại từ , ân Ngài c̣n hơn cha mẹ sinh thành. Nếu lúc trước v́ ta mà Ngài nói ra, th́ ngày nay sao ta được sự đắc ngộ nầy ?" ...

Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền lúc ở trong hội của Thiền sư Hy Vận tại núi Hoàng Bá mấy năm trời mà không hỏi đạo một câu nào. Một hôm Thầy quản chúng bảo ngài :"Sao ông không lên hỏi Ḥa thượng đạo lư ?". Ngài nói :"Dạ thưa, tôi không biết hỏi ǵ ?" ... Thầy quản chúng bảo :"Lên hỏi Ḥa thượng thế nào là đại ư Phật pháp ?". Nghe xong ngài mừng quá, liền y hậu chỉnh tề lên hỏi :"Bạch Ḥa thượng, thế nào là đại ư Phật pháp ?". Tổ Hoàng Bá cầm cây gậy đập cho ba gậy rồi đuổi xuống. Ngài Lâm Tế thất vọng vô cùng. Hôm sau Thầy quản chúng hỏi thăm, Lâm Tế mới nói rằng :"Tôi hỏi xong, Ḥa thượng liền đánh, không có lời dạy nào !". Thầy quản chúng bảo :"Ngày mai đi hỏi nữa đi !". Ngài nghe lời, hôm sau y hậu đàng hoàng đến hỏi Tổ Hoàng Bá :"Bạch Ḥa thượng, thế nào là đại ư Phật pháp ?". Tổ lại đập ngài ba gậy nữa ! Ngài không c̣n ḷng dạ nào để hỏi nữa ... Thế nhưng Thầy quản chúng vẫn bảo :"Nên đi hỏi nữa đi !". Lần thứ ba, y hậu chỉnh tề, Ngài đến hỏi Tổ :"Bạch Ḥa thượng, thế nào là đại ư Phật pháp ?". Lần này ngài cũng bị đập ba gậy rồi đuổi xuống ! ... Nản chí vô cùng, không biết nói ǵ hơn, ngài khóc rồi sửa soạn hành lư để ra đi. Thầy quản chúng thấy vậy hỏi : "Ḥa thượng trả lời câu hỏi của ông như thế nào ?". Ngài thưa :"Tôi không có nhân duyên ở đây, ba lần hỏi Ḥa thượng, ba lần bị ăn đ̣n. Tôi tự buồn không lănh hội được thâm chỉ. Nay xin từ giă thầy ra đi !". Thầy quản chúng bảo :"Nếu khi ông đi, nên đến từ giă Ḥa thượng rồi hăy đi !". Liền khi đó Thầy quản chúng đến thất của Thiền sư Hoàng Bá và thưa rằng :"Ông Lâm Tế Nghĩa Huyền là người có khả năng sau này làm lợi ích cho Phật pháp, Ḥa thượng ráng t́m cách độ ông ấy !". Ngài Hoàng Bá chỉ mỉm cười mà không nói ǵ. Hôm sau ngài Lâm Tế lên từ giă Ḥa thượng :"Con không có duyên ở đây, xin phép Ḥa thượng cho con ra đi ...". Thiền sư Hoàng Bá bảo :"Ngươi qua chỗ Đại Ngu, ông ấy sẽ nói cho !". Nghe lời Ḥa thượng chỉ, Lâm Tế lên đường qua đến chỗ Đại Ngu ... ( Đại Ngu là đệ tử của Qui Tông, Qui Tông là đệ tử của Mă Tổ Đạo Nhất; cũng như Hoàng Bá là đệ tử của Bá Trượng, Bá Trượng là đệ tử của Mă Tổ Đạo Nhất). Ngài Đại Ngu hỏi Lâm Tế :"Ông ở đâu đến ?". Lâm Tế đáp : "Dạ con ở Hoàng Bá đến !". Ngài hỏi tiếp :"Hoàng Bá dạy ông cái ǵ ?" Lâm tế đáp :"Con ba lần hỏi đại ư Phật pháp, ba lần đều bị ăn đ̣n, không biết con có lỗi hay không lỗi ?". Nghe xong, ngài Đại Ngu mỉm cười và nói :"Hoàng Bá thật là tâm lăo bà, đă chỉ tột cùng cho ngươi mà ngươi c̣n nói có lỗi, không lỗi ?". Vừa nghe tới đó Lâm Tế liền ngộ và la lên :"Phật pháp của Hoàng Bá rất ít !". Ngài Đại Ngu bảo :"Vừa rồi ông nói có lỗi, không lỗi, bây giờ thấy cái ǵ mà nói Phật pháp của Hoàng Bá rất ít ?" Lâm Tế liền thoi vào sườn của Đại Ngu một cái ! Đại Ngu nói :"Thầy ngươi là Hoàng Bá, thôi về đi !" . Thế là Lâm Tế ngộ đạo làm Tổ ! ...

Hộ Tŕ Sáu Căn Mỗi Phút Mỗi Giây Đi Đứng Nằm Ngồi Tâm Chánh Niệm ! ... Trau Giồi Ba Học Khi Cười Khi Nói Vào Ra Tiếp Xúc Tướng Đoan Nghiêm ! ... Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ ! Phiền Năo Vô Tận Thệ Nguyện Đoạn ! Pháp Môn Vô Lượng Thệ Nguyện Học ! Phật Đạo Vô Thượng Thệ Nguyện Thành ! ... Nguyện đem công đức này  _Hướng về khắp tất cả _Đệ tử và chúng sanh_Đều trọn thành phật đạo ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! ...

[ BACK ]

Free Web Hosting