PHẬT PHÁP VIỆT NAM  -  PHẬT PHÁP VIỆT NAM

 

Tại Sao Chúng Ta Phải Tu Phật ?

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni có nói :Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ Trí-Huệ Đức-Tướng Như-Lai; nhưng v́ bị vọng tưởng mê lầm che lấp nên không thấy, không nghe, không biết ! Như vậy chúng ta cũng có tánh giác giống như Phật ! Nếu chúng ta chịu phá tan vô minh phiền năo & vọng tưởng mê lầm th́ chắc chắn chúng ta cũng sẽ chứng được quả vị Chánh-Đẳng Chánh-Giác giống như Phật ! Nhưng thật hổ thẹn thay ! Chúng ta cứ măi bị ch́m đắm trong cơi trần tục này hoài, không biết ngày nào mới được giải thoát ra khỏi ? Mà trong đời này chưa được giải thoát th́ đời sau càng khó đảm bảo được giải thoát ! V́ sao ?

1- Giả sử như đời này chúng ta tu thập thiện, tạo nhiều công đức lành; đời sau chúng ta sẽ được sanh lên cơi Trời ! Nhưng trong Kinh có nói :Chư Thiên cơi Dục, v́ cảnh ngũ dục quá thắng diệu dồi dào làm cho say mê, lại không có sự thống khổ làm cho thức tỉnh, nên khó phát tâm chịu nhọc, chịu khổ mà tu hành đạo hạnh. Hưởng phước vui măi mà không tu, tất có ngày hết phước mà phải bị đọa ... C̣n Chư Thiên trong cơi Sắc và Vô Sắc v́ măi an trụ trong cảnh giới thiền định, khó tấn tu đạo giải thoát, lúc sức thiền định đă măn vẫn y nhiên làm kẻ luân hồi !”...                                                                                      

Vĩnh Gia Thiền Sư nói :Người tu phước sanh lên các cơi Trời sẽ chiêu vời quả khổ ở tương lai, như bắn mũi tên lên hư không, khi sức đă măn tên lại rơi xuống đất !. Điều đó nói lên rằng được sanh lên cơi Trời cũng không đảm bảo được giải thoát ! ...

2- Giả sử như đời này chúng ta giữ tṛn năm giới : không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu; đời sau chúng ta sẽ được trở lại làm người ! Nhưng làm người mà bị khiếm khuyết về mặt thân thể như bị câm, mù, đui, điếc; hay lỡ sanh vào nhà ngoại đạo, hoặc những xứ không biết đến Phật, Pháp, Tăng là ǵ ... Th́ cũng khó mà tu hành chánh đạo ! ... Nếu có phước được sanh vào những gia đ́nh giàu sang phú quư hoặc được làm quan, làm nhà triệu phú th́ Sang giàu học đạo là khó !, lời Phật dạy rành rành trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Đó là chưa kể đến những hạng người lợi dụng sự giàu sang và tài trí của ḿnh để lừa gạt thiên hạ, tạo tội tày trời mà ta thường nghe thường thấy !

Dù cho thân người đời sau của ta, do căn lành mà ở ngoài những chướng nạn ấy, nhưng nếu gặp thời mạt pháp, minh sư khó gặp, những bậc thiện hữu tri thức tu hành chơn chánh không thấy, thầy bạn giải thoát cũng không ... Ai là người dẫn đường cho ta đắc đạo ? Ta sẽ đi về đâu ? ... Thế là dù được sanh làm người trở lại, cũng không thể đảm bảo là sẽ giải thoát ! ...

3- Đức Phật nói :Chúng sanh được thân người như đất dính móng tay, c̣n sa vào ác đạo như đất toàn cơi đại địa . Sau khi bỏ thân này, ta dám cả quyết sẽ không bị đọa xuống ba đường ác : địa ngục, ngạ quỷ, súc-sanh ư ? Kinh nói :Phạm một tội nhỏ ( kiết-la ) phải đọa địa ngục bằng tuổi thọ của Tứ Thiên Vương. Huống là nghiệp chướng từ vô lượng kiếp đến nay khó có thể lường. E rằng :Cường giả tiên khiên, một bước trật chân chắc chắn là lăn xuống đến đáy hố sâu. Đây là điều lo sợ cho đời sau măi măi trầm luân ! ...

Phật nói :Nhân thân nan đắc ! Phật pháp nan văn !. Nhưng nay ta do túc thế thiện căn , phước duyên tṛn đủ mới được lănh hội giáo pháp nhiệm mầu của đấng Như Lai ! ... Thật là đại hạnh ! Thật là hi hữu ! Vậy th́ ta c̣n chờ ǵ mà không thẳng bước tấn tu ? C̣n đợi chi mà không chịu đoạn ḍng sanh tử ? ...

Nhưng người tu Phật muốn giải thoát sanh tử phải làm sao đây ?

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đă chỉ dạy hết sức rơ ràng. Đức Phật nói rằng :   Tất cả chúng sanh đều có tánh giác trong sáng, gọi là tánh giác diệu-minh hay Như-Lai tạng hoặc Chân-tâm. Tánh giác này phát sáng nơi sáu căn. Song chúng sanh lại quên tánh giác này, cứ chạy theo sáu căn, phân biệt sáu trần, nên bị luân hồi sanh tử ! ... Muốn ngộ tánh giác phải nương cái sáng từ sáu căn phát ra mà trở về !...

Cũng trong Kinh Lăng Nghiêm, mười phương Chư Phật, nhiều như số vi trần, khác miệng đồng lời, bảo với Tôn Giả A-Nan rằng :Lành thay A-Nan ! Ông muốn biết 'câu sanh vô minh', cái gốc khiến ông luân hồi sanh tử, chỉ là sáu căn của ông, không có ǵ khác ! Ông muốn biết 'vô thượng bồ-đề ', khiến ông chóng chứng an-lạc giải-thoát, tịch-tịnh diệu thường, cũng chính là sáu căn của ông, không có vật nào khác”. 

Như vậy , người tu Phật muốn giải thoát sanh tử phải trở về từ sáu căn thanh tịnh của ḿnh, tức trở về bản tâm chơn thật của chính ḿnh, nhưng trở về từ ư căn thanh tịnh mới là chủ đạo ! ... Mà muốn ư căn được thanh tịnh th́ trong giáo pháp của Phật dạy có tới 84.000 pháp môn, chúng ta phải chọn một pháp môn để thực hành.

Ở đây xin nêu ra ba pháp môn căn bản :

* Thiền :  Đối với người tu thiền th́ phải hành thiền cho tâm được định ! ...

 

Người tu Thiền muốn tâm định th́ lúc nào cũng phải phản quang tự kỷ ! ... Lúc nào cũng sống với bản tâm

chơn thật của chính ḿnh ( nhà thiền gọi là Qui Chơn) . Không phải chỉ khi ngồi thiền tâm mới định mà

trong tất cả các oai nghi như : đi, đứng, nằm, ngồi, tâm cũng phải định ! ... Khi tâm ư đă định rồi th́ trí huệ

mới phát sanh, mới được giải thoát sanh tử luân hồi ! ...

 

* Mật :   Đối với người tu mật tông th́ phải tŕ chú cho miên mật ! ( Thân mật, Khẩu mật, Ư mật )

 

* Tịnh :  Đối với người tu tịnh độ th́ phải tŕ danh niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn ! ...    

 

Trong Kinh A-Di-Đà, Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni nói rằng :Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào

nghe nói  Đức Phật A-Di-Đà, rồi chấp tŕ danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc một ngày, hoặc hai ngày,

hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một ḷng không tạp loạn.

Thời người đó đến lúc lâm chung  Đức Phật A-Di-Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người

đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được văng sanh về cơi nước Cực-Lạc của Đức Phật

A-Di-Đà !”...

 

Trong Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng, Đức Phật có lời huyền kư :Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành,

khó có một người được giải thoát. Chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi ! ...

 

Trong Kinh Hoa Nghiêm,  Đại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát có phát nguyện rằng :Nguyện con đến lúc sắp lâm

chung, tận mặt thấy Đức Phật A-Di-Đà, liền được văng sanh cơi Cực-Lạc !...

 

Trong Kinh Bát Nhă, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-Tát cũng phát nguyện y như Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-Tát

Ngài bảo với Pháp Chiếu Đại Sư rằng :Muốn mau thành Phật không ǵ bằng chuyên niệm Phật A-Di-Đà”.

 

Bồ-Tát Quán-Thế-Âm cũng khuyên Từ Mẫn Tam Tạng :Ông muốn truyền pháp để độ ḿnh, độ người

thời nên chuyên niệm Tây Phương Cực-Lạc thế giới A-Di-Đà Phật và phát nguyện văng sanh !...

 

Đức Phật A-Di-Đà cũng có bổn nguyện rằng :Chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu tôi rồi chí tâm

tin muốn, nguyện sanh về cơi nước tôi  nhẫn đến mười niệm mà không được sanh, thời tôi không ở ngôi

Chánh Giác ! (Trừ những người phạm tội ngũ-nghịch hoặc phỉ báng Tam-Bảo)

 

Chúng ta đời này có phước có duyên mới gặp được Phật pháp, hiểu được Phật pháp th́ phải cố gắng tinh

tấn tu hành không nên biếng trễ ! ...  Tu pháp môn nào cũng được tùy theo căn cơ của ḿnh mà lựa chọn.

Có vậy mới mong thoát khỏi luân hồi sanh tử ! ...

 

Người tu Phật phải nhắm tới mục tiêu tối thượng :  Giải thoát luân hồi sanh tử - Cứu kính Niết bàn ! ...

Đó mới chính là đệ tử Phật ! Nếu có trở lại ở đời sau cũng đều do bổn nguyện muốn khai thị chúng sanh

ngộ nhập Tri Kiến Phật mà thôi ! ...

 

Từ Bi của Đạo Phật là phải làm sao cho mọi người tỉnh giác , th́ tất cả khổ đau theo đó mới chấm dứt ! Nếu chưa tỉnh giác , dù ḿnh giúp thứ ǵ người ta cũng không thật sự hết khổ . Đó là trọng tâm của Đạo Phật ! ( Lời dạy của Thiền Sư Thích Thanh Từ )

 

Hộ Tŕ Sáu Căn Mỗi Phút Mỗi Giây Đi Đứng Nằm Ngồi Tâm Chánh Niệm ! ... Trau Giồi Ba Học Khi Cười Khi Nói Vào Ra Tiếp Xúc Tướng Đoan Nghiêm ! ... Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ ! Phiền Năo Vô Tận Thệ Nguyện Đoạn ! Pháp Môn Vô Lượng Thệ Nguyện Học ! Phật Đạo Vô Thượng Thệ Nguyện Thành ! ... Nguyện đem công đức này  _Hướng về khắp tất cả _Đệ tử và chúng sanh_Đều trọn thành phật đạo ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! ...

Free Web Hosting