CÁC  BÀI  PHÁP  THOẠI  CỦA  PHÁP  SƯ  TỊNH  KHÔNG

 
PHẢI TU HÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
 
Pháp Sư : HT. Tịnh Không
Giảng Tại Tịnh Tông Học Hội Úc Châu năm 1997
 
Chư vị pháp sư, chư vị đồng tu:

      Phật thất kỳ này c̣n chưa chính thức khai mạc nhưng quư vị đến sớm đều vào Niệm Phật Đường niệm Phật, như vậy rất đúng như pháp. Mọi người niệm vài ngày, tâm được định th́ mới gặt hái được lợi ích chân thật trong Phật thất, việc này rất đáng đề xướng, hiệu quả vô cùng thù thắng. Có rất nhiều người trong quư vị đồng tu từ xa đến, cũng có người phụ trách lănh đạo Tịnh Tông, phát tâm tu học như vậy thiệt là quá thù thắng, không những đáng được chúng ta tán thán, thực sự là được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Hiện nay khắp nơi thành lập Tịnh Tông Học Hội ngày càng nhiều, đây là một hiện tượng rất tốt. Chúng ta đă có tổ chức th́ phải làm thế nào để phát huy công năng của tổ chức cho có hiệu quả, giúp đỡ đại chúng huân tu, đây là sứ mạng cấp bách của chúng ta.

      Lúc Tịnh Tông Học Hội vừa được thành lập tôi đă viết một bài nguyên khởi, dùng danh nghĩa của Hàn Quán Trưởng để phát biểu, trong bài nguyên khởi này chúng tôi đề ra ‘Ngũ Kinh Nhất Luận’ là kinh điển Tịnh Tông y theo để tu học. Đây là kinh điển cơ bản của Tịnh Tông, không những phải đọc tụng, trong nhiều kinh điển đức Thế Tôn đă nhiều lần khuyên chúng ta 'thọ tŕ, đọc tụng, diễn thuyết cho người khác'. Chúng tôi đă lập lại câu này mấy trăm lần, mấy ngàn lần, cho dù chúng ta không nhớ những câu nói khác của Thế Tôn, nhưng câu này chắc đă rất quen thuộc rồi, từ đây có thể biết tầm quan trọng của nó. Nếu có thể thực hiện được lời dạy trong đó, nói thực ra chúng ta cũng thừa sức thành Phật!

a. Thâm giải Kinh giáo – Tin sâu, nguyện thiết, phụng hành.

      Nhưng muốn làm được câu này nhất định phải chân chánh thông suốt kinh giáo. Số lượng hết thảy những kinh điển Thế Tôn giảng trong suốt bốn mươi chín năm quá nhiều, chúng ta là người b́nh thường không thể nào học hết được. Các đại đức thời xưa biết rơ điều này nên mới phân tông, lập giáo tùy theo căn tánh của chúng sanh. Đời Tùy, Đường các tông phái ở Trung Quốc đă h́nh thành, quư vị cũng biết Phật giáo Trung Quốc có mười tông phái, tám tông thuộc Đại thừa, hai tông Tiểu thừa, trong mỗi tông lại chia thành nhiều chi nhánh, mỗi chi nhánh lại chia thành phái nhỏ, thế nên môn phái khác nhau rất nhiều.

      Chư vị tổ sư đại đức vô cùng từ bi và dùng trí huệ cao độ để chọn ra một số kinh giáo mà chúng ta có thể thọ tŕ, [các ngài] giảng giải kỹ càng, làm cho chúng ta thâm nhập kinh tạng. Trong hết thảy pháp môn th́ kinh điển của Tịnh Tông ít nhất, chỉ có năm kinh một luận. Phân lượng của năm bộ kinh này cũng rất ngắn, kinh Vô Lượng Thọ là kinh dài nhất, kết hợp năm kinh một luận lại thành một quyển sách chữ nhỏ th́ cũng rất mỏng. Quư vị thấy cuốn Tịnh Độ Ngũ Kinh mà chúng ta đă in, cuốn in b́a cứng, dày, có chữ lớn nên lúc đọc không mỏi mắt. Nếu dùng chữ nhỏ để in th́ rất mỏng. Phân lượng tuy không nhiều nhưng đạo lư, lư luận, phương pháp, và cảnh giới trong đó đều hết sức viên măn, so với những kinh lớn, bất luận so với kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhă tuyệt đối đều chẳng thua kém.

      Nếu chư vị có thể nhận thức rơ điều này, thể hội được, th́ mới biết Tịnh Tông thiệt là chẳng thể nghĩ bàn, thực hiện được 'lời vắn tắt mà đủ trọn ư nghĩa’ (ngôn giản ư cai) -- rất ít văn tự nhưng hoàn toàn bao gồm hết thảy lư luận, cảnh giới bên trong. Cho nên tuy kinh điển ít nhưng muốn giảng kỹ thiệt là chẳng dễ! Hồi trước tôi theo học lăo cư sĩ Lư Bỉnh Nam, thầy Lư đă từng nói với tôi nhiều lần, cả đời thầy sợ giảng kinh A Di Đà nhất, đừng thấy kinh A Di Đà rất ngắn [thiệt ra] kinh A Di Đà khó giảng nhất! Sau này chúng tôi học kinh rồi mới hiểu rơ điểm này. Văn tự trong kinh A Di Đà rất cạn, nếu không nghiên cứu sâu vào [thoạt nh́n th́ sẽ nghĩ kinh này] giống như tiểu thuyết ngắn, giới thiệu y báo và chánh báo trang nghiêm ở thế giới Cực Lạc. Kể chuyện chẳng khó hiểu, nếu chư vị coi Sớ Sao của Liên Tŕ đại sư th́ ngược lại sẽ chẳng hiểu. Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư c̣n tinh tường hơn, thế mới biết nội dung bộ kinh này hết sức phong phú, vô cùng thù thắng.

      Trong quá khứ tôi cũng đă giảng Năm Kinh Một Luận nhiều lần, cũng có lưu lại băng thâu âm. Giảng kư kinh Vô Lượng Thọ đă chỉnh lư xong, hiện nay được in thành bốn cuốn sách b́a cứng, đại khái có chừng một triệu ba trăm ngàn chữ; như vậy đă nói hết ư tứ chưa? Nói cho quư vị biết: không thể nào! Thiệt giống như nước trong biển cả, chúng ta chỉ nếm một chút mà thôi. Ư tứ quá phong phú, giảng không hết, bất kỳ chữ nào, câu nào cũng hàm chứa vô lượng nghĩa. Thế nên chẳng thể không thâm nhập kinh điển, tự ḿnh thâm nhập rồi th́ ḷng tin của ḿnh mới vững chắc, nguyện của ḿnh mới khẩn thiết, công phu niệm Phật đương nhiên sẽ đắc lực, sự văng sanh mới nắm chắc trong tay.

      Nếu thói hư tật xấu, tập khí của ḿnh vẫn hiện lên y như cũ, không thể khắc phục, vậy th́ chúng ta phải hỏi tại sao thói hư tật xấu phát sanh? Nói chung là v́ công phu của bạn chưa đủ. Tại sao công phu chưa đủ? Bạn hoàn toàn chưa hiểu rơ lư luận, phương pháp. Nói một cách khác bạn chẳng có ḷng tin. Tuy bạn tin Tịnh Độ, ḷng tin này vẫn c̣n nửa tin nửa ngờ, bạn chẳng có tâm nguyện khẩn thiết. Nếu bạn có ḷng tin thật sự, tâm nguyện thiết tha th́ các thói hư tật xấu, tập khí ǵ cũng chẳng c̣n nữa, đều xả bỏ hết. Nếu c̣n những thói hư tật xấu, tập khí th́ tức là chẳng đủ tín, nguyện, chẳng thông hiểu kinh giáo!

      Từ điểm này có thể biết ngày nay hoằng dương Tịnh Tông trên thế giới không thể làm giống như Ấn Quang đại sư. Lúc Ấn Quang đại sư c̣n tại thế vào những năm đầu Dân Quốc, trong Niệm Phật Đường chỉ chuyên niệm Phật mà chẳng giảng kinh, tức là ‘một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng’, cũng giống như đả Phật thất hằng ngày, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày chẳng sót ngày nào. Bạn hăy xem thời khóa tụng niệm của chùa Linh Nham th́ sẽ biết, mỗi ngày [niệm Phật] sáu cây hương (lấy thời gian đốt một cây nhang làm đơn vị), mỗi năm có hai lần ‘Phật thất tinh tấn’. Phật thất tinh tấn kéo dài bốn mươi chín ngày, mỗi ngày tăng lên tới chín cây hương. Vào thời của ngài có thể làm như vậy, ngày nay chúng ta không thể. Nguyên nhân ở tại chỗ nào? Hồi trước tâm người ta thật thà, đôn hậu, cho dù chẳng hiểu rơ, chẳng thông suốt kinh giáo, họ chẳng có tí ǵ hoài nghi đối với những lời giảng dạy của lăo sư phụ, lăo ḥa thượng – lăo ḥa thượng dạy họ làm như thế nào th́ họ làm như vậy – như thế mới được!

      Thời đại bây giờ không thể được. Nếu tuổi tác của quư vị lớn như tôi, sáu bảy chục tuổi th́ có thể nhớ vào những năm Dân Quốc bốn mươi (1951) người ở Đài Loan hết sức dễ thương, trung hậu, thật thà, chất phác; xă hội Đài Loan an định, trị an tốt nhất Đông Nam Á. Người thời đó tử tế, lúc chúng tôi mới đến Đài Loan, khi đi t́m nhà bạn nhưng không biết đường, tùy tiện hỏi người nào th́ họ liền ngưng làm việc và dẫn ḿnh đi kiếm cả một đoạn đường, đưa đến tận nhà. Xă hội hiện nay không được vậy nữa! Nếu bạn hỏi đường, [họ sẽ trả lời cộc lốc:] ‘Không biết’, chẳng thèm đếm xỉa đến bạn. Đây là chỉ mới bốn mươi năm mà thôi! Càng về trước ḷng người càng đôn hậu, lúc mua đồ không có tiền sẵn trong túi th́ có thể thiếu chịu, chẳng cần ghi sổ, ghi tên ǵ hết, giữa người với nhau có sự thành tín như vậy; bây giờ đâu c̣n nữa! Hiện nay chuyện ǵ cũng phải kư hợp đồng, c̣n phải viết ra từng điều rơ ràng, sợ lọt vào những lỗ hổng luật pháp. Bạn xem đời sống gian nan, khổ sở quá chừng phải không, đâu có thong dong tự tại như hồi đó. Cho nên thời xưa Niệm Phật Đường đơn giản, đơn thuần, thiệt có thể thành tựu, có thể giúp người ta văng sanh.

      Nhân tâm trong xă hội ngày nay rất sôi động, lo sợ chẳng yên, chẳng có cảm giác an toàn, tâm nhảy loạn xạ, vậy th́ làm sao tín, nguyện có thể vững chắc được! Thế nên phương pháp duy nhất là phải giảng rơ, giảng kỹ kinh giáo, điểm này rất quan trọng. Ngày nay chúng tôi đề xướng ‘Giải Hành cùng coi trọng’, hy vọng mỗi Tịnh Tông Học Hội đều lấy cuốn khóa tụng thường ngày mà chúng tôi đă soạn, cuốn khóa tụng ấy là do tôi soạn, nghi thức đă được giảm bớt. Lúc trước phần đông những khóa tụng hằng ngày gồm có: buổi sáng tụng Chú Lăng Nghiêm, Thập Chú, buổi tối tụng bài văn đại sám hối, kinh Di Đà. Hiện nay chúng tôi sửa đổi phần tụng kinh, khóa buổi sáng chọn bốn mươi tám nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ, khóa tối chọn phẩm ba mươi hai đến ba mươi bảy trong kinh Vô Lượng Thọ. Tại sao chúng ta phải thay đổi kinh tụng niệm hằng ngày? V́ căn tánh của chúng sanh hiện nay khác với lúc trước. Lúc trước người ta y theo khóa tụng thời xưa có thể đạt được lợi ích. Ngày nay chúng ta noi theo khóa tụng như vậy chẳng thể đạt được lợi ích. Mục đích chúng ta tu Tịnh Độ là tương lai cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới.

Làm sao mới được văng sanh ?

      Nhất định phải có tâm giống với tâm của đức Phật A Di Đà, có nguyện giống với nguyện của đức Phật A Di Đà, [kiến] giải giống với đức Phật A Di Đà, hạnh giống với đức Phật A Di Đà.
Nếu chúng ta có thể làm được tâm, nguyện, giải, hạnh đều giống với đức Phật A Di Đà th́ chúng ta nhất quyết sẽ được văng sanh -- tự tự nhiên nhiên cảm ứng đạo giao.

      V́ vậy nên giảng giải kinh điển rất quan trọng, nghiên cứu càng quan trọng hơn. Những đồng tu di dân đến Úc Châu, quư vị ở trong thời đại này có phước báo to lớn. Chúng ta thấy những người di dân ở khắp nơi trên thế giới đều rất gian khổ, làm việc không bao giờ ngừng nghỉ, áp lực đời sống nặng nề, đâu được như những người di dân đến Úc Châu, người nào cũng nhàn hạ, mỗi ngày đều đi đánh banh. Đánh banh vẫn tạo nghiệp luân hồi, đánh banh không thể đánh thoát ra nổi sáu nẻo luân hồi, đánh chẳng ra nổi tam giới. [Thay v́ đi đánh banh] quư vị có thể dùng thời gian này để nghiên cứu Tịnh Độ Ngũ Kinh Nhất Luận, thâm nhập nghiên cứu, được vậy th́ có thể xây dựng được tín và nguyện của ḿnh. Ngẫu Ích đại sư dạy rất hay:
Thiệt có tín, có nguyện th́ có thể văng sanh, phẩm vị văng sanh cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn.’ Tín Nguyện vô cùng quan trọng! Đừng tưởng ḿnh đă tin tưởng, ḿnh đă phát nguyện rồi, ḿnh mỗi ngày đều khuyên người niệm Phật, không hẳn vậy đâu! Bạn hăy coi thử ḿnh c̣n tham, sân, si, mạn, đố kỵ, chướng ngại không, nếu vẫn c̣n, vả lại thường thường nổi lên tức là bạn chẳng có tín, chẳng có nguyện. Người có tín, có nguyện nhất định chẳng có [phiền năo, chướng ngại]; tâm của người có tín, có nguyện giống hệt tâm Phật, giống hệt tâm Bồ Tát th́ làm sao có nhiều phiền năo, có nhiều chướng ngại như vậy được!

Nghiệp chướng là ǵ ? Nghiệp chướng tức là ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’.

      Bất luận đối với người, với sự, với vật bạn c̣n những tâm niệm này nổi lên tức là nghiệp chướng. Không những nghiệp chướng này tạo chướng ngại cho việc văng sanh của bạn, khi bạn nghiên [cứu kinh] giáo th́ cũng gây chướng ngại cho việc tăng trưởng trí huệ. Đồng tu niệm Phật thường hay nói câu này: ‘Chúng ta phải tiêu nghiệp chướng’, nhưng làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng? Có phải lạy Lương Hoàng Sám th́ sẽ tiêu nghiệp chướng hay chăng? Bạn lạy luôn cả bảy ngày thử coi bạn c̣n tham, sân, si hay không? Nếu gặp việc không vừa ư liền nổi giận, đó là nghiệp chướng hiện ra, nghiệp chướng chưa tiêu ǵ hết! Giả sử lạy xong bảy ngày Lương Hoàng Sám mà khi gặp chuyện chẳng vừa ư bạn vĩnh viễn chẳng nổi giận th́ bạn đă tiêu hết nghiệp chướng. Từ điểm này có thể biết trên môi nói tiêu nghiệp chướng là một việc khác, thực sự th́ nghiệp chướng chẳng có tiêu ǵ cả, không những chẳng tiêu mà mỗi ngày c̣n tăng thêm. Như vậy th́ làm sao được! Đây là việc chúng ta phải đặc biệt cảnh giác, phải nghĩ đến sanh tử luân hồi rất đáng sợ !

      Trong lục đạo luân hồi có được thân người thiệt chẳng phải là một chuyện dễ dàng. Chúng ta hôm nay được thân người là do thiện căn tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trước! Ngày nay ḿnh đă gặp nhân duyên này nhưng được thân người xong lại mất thân người, mất thân người rồi mà muốn kiếm trở lại chẳng phải là dễ, hết sức khó khăn! Trong kinh điển đức Phật dùng rất nhiều tỷ dụ , Phật chẳng nói dối, chẳng nói lời không thật, chẳng gạt người, câu nào cũng đều chơn thật, v́ vậy chúng ta phải có tâm cảnh giác cao độ, phải hiểu rơ sự thật này, hiểu rơ chân tướng của vũ trụ nhân sanh.

b. Nghiên cứu kinh giáo tức là nhớ Phật – Khoa phán, văn tự và nghĩa lư được thực hiện trong sinh hoạt.

      Tu hành, tu là ǵ? Tu tức là sửa đổi những thói hư tật xấu mà thôi. Tiêu chuẩn của tu hành là noi theo lời giáo huấn của Phật, trong kinh Phật dạy làm ǵ th́ ḿnh phải làm theo, dạy đừng làm ǵ th́ ḿnh nhất định chẳng làm. Tu hành là bắt đầu tu tập từ chỗ này. V́ vậy nghiên cứu kinh giáo rất quan trọng, hy vọng mỗi ngày chúng ta ít nhất phải nghiên cứu kinh giáo bốn giờ đồng hồ, niệm Phật bốn giờ; mỗi ngày tám giờ đồng hồ, không thể làm ít hơn, nếu ít hơn th́ đời này chúng ta cầu văng sanh sẽ không chắc chắn. Mỗi ngày công phu tám giờ đồng hồ nhất định không thể thiếu, đây là đạo phong và học phong (phong cách tu tập và phong cách học tập) của đạo tràng chúng ta -- giải và hành cùng coi trọng. Quư vị nên biết ‘nghiên giáo’ và ‘niệm Phật’ là cùng một việc, chẳng phải là hai việc. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy: ‘Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật’ (Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật). Nghiên giáo tức là nhớ Phật; năm kinh một luận của Tịnh Tông toàn là nói về y báo, chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới. Phương pháp niệm Phật rất nhiều, cho nên nghiên giáo chẳng ở ngoài niệm Phật. Hy vọng là các đồng tu có thời giờ đều đến tham gia nghiên giáo; do pháp sư hoặc cư sĩ đại đức phát tâm giảng kinh, giảng một đoạn xong mọi người nghiên cứu, thảo luận.

      Nghiên cứu và thảo luận cần có một chương tŕnh, thứ tự hẳn ḥi để tránh rối loạn, mới có thể gặt hái được kết quả. C̣n về phương pháp, lúc trước tôi đă viết một bài ‘Cương lănh trọng yếu của việc nghiên cứu nội điển’, trong đó đề ra vài nguyên tắc, quư vị làm theo những nguyên tắc này th́ rất tốt. Trong đó có những điểm chánh: thứ nhất văn tự phải trong sáng, găy gọn, rơ ràng. Phân đoạn của kinh văn phải theo thứ lớp rơ rệt, việc này trong Phật pháp gọi là ‘khoa phán’. Phương pháp phân chia thành từng đoạn, thứ lớp th́ 'người nhân thấy điều nhân, người trí thấy điều trí’ [Từ nội tâm ảnh hưởng đến kiến giải, quan điểm, cách xử sự], chẳng có nhất định, đều không giống nhau, chẳng có tiêu chuẩn. Cho nên mỗi vị đồng tu tham gia đều có thể tŕnh bày cách nh́n của ḿnh. Người này cảm thấy nên từ chỗ này phân đoạn, người kia cảm thấy nên từ chỗ nọ phân đoạn, sau đó mọi người xúm lại nghiên cứu cách nào hay nhất th́ chúng ta dùng cách đó. Phương pháp nghiên cứu chương pháp và kết cấu của kinh văn đối với sự học Quốc văn cũng có thể giúp cho ḿnh tiến bộ thêm, đây là một môn học rất lư thú.

      Sau đó đi sâu vào văn tự, nhất định phải t́m ra những chữ đọc trại ra âm chữ khác, chữ lạ chẳng hiểu th́ nhất định phải tra tự điển. Chữ Trung Quốc có nhiều chữ ‘phá âm’, một chữ có rất nhiều cách đọc, cách đọc khác nhau th́ ư nghĩa cũng khác nhau; có khi cách đọc giống nhau nhưng cùng một chữ có nhiều cách giải thích, cách nào phù hợp đoạn kinh văn này đều phải nghiên cứu. Đây là sự nghiên cứu sâu vào văn tự, khi bạn nghiên cứu những thứ này th́ bạn sẽ chẳng khởi vọng tưởng, sẽ không nghĩ ngợi lung tung; vậy th́ Giới, Định, Huệ đều nằm trọn trong đó.

      Vấn đề văn tự chữ nghĩa đă giải quyết xong, chúng ta mới bàn thảo nghĩa lư trong đó; Phật nói câu này dụng ư ở đâu? Hiểu ư tứ xong đi thêm một tầng nữa: trong đời sống nên làm như thế nào? Làm thế nào để ứng dụng vào công việc hằng ngày, xử sự, đăi người, tiếp vật, đây mới thiệt là làm theo lời giáo huấn của Phật, mới đạt được lợi ích chân thật của lời dạy. V́ vậy mọi người đều có thể tham dự những công tác này, không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào và chẳng phải nghe theo một người mà thôi, như vậy đạt được hiệu quả rất ít, mọi người nhất định phải tham dự. Ở đây tuy sách vở không đầy đủ, nhưng đối với người sơ học như chúng ta th́ cũng khá đủ rồi, nếu cần chúng ta sẽ mua thêm sách ở Đài Loan, có một thư viện nho nhỏ, cung cấp cho mọi người nghiên cứu tham khảo. Quư vị có thể tra cứu tài liệu, ghi chép, mỗi ngày đến giờ nghiên giáo bạn có thể phát biểu ư kiến, tâm đắc, cảm ứng của bạn. Nếu bạn nghĩ sai, đồng tu sẽ giúp bạn sửa lại, nếu bạn có ư kiến hay th́ cũng có thể chia xẻ với mọi người, đây là tự lợi, lợi tha, như vậy gọi là ‘thảo luận nghiên cứu giáo học’.

      Ở Singapore tôi dùng phương pháp này để dạy học, tôi dạy học chẳng giảng bài cho học sinh, lúc lên lớp là học sinh lên giảng đài giảng cho tôi nghe, nếu người này giảng chưa đúng th́ đổi một học sinh khác lên giảng, mỗi học sinh phải luôn luôn chuẩn bị đầy đủ. Kêu ai lên giảng? Phải rút thăm, v́ vậy người nào cũng phải chuẩn bị. Họ học với tôi, học rất căng thẳng. Cư sĩ Lư Mộc Nguyên nói với tôi: ‘Họ thức đến hai ba giờ khuya c̣n chưa ngủ’. Tôi biết chuyện này, ngày xưa chúng tôi đi học cũng vậy; có ai chẳng trải qua những khổ nhọc này? Nếu chẳng chịu đựng được chút khổ nhọc th́ bạn làm sao học cho được? Thông thường tôi sẽ chọn từ ba đến bốn người, nếu đều giảng không được hoàn hảo th́ chẳng c̣n cách nào khác, tôi phải đứng lên giảng. Nếu họ giảng cũng khá th́ tôi chẳng cần giảng, chỉ sửa sai chút đỉnh là được. Dùng cách này học sinh thiệt là rất nhọc nhằn, nhưng họ thâu thập được lợi ích thực sự. Nếu trong ba tháng chỉ nghe tôi giảng th́ sau khi bước ra khỏi giảng đường liền quên hết -- lời nói thoảng qua tai th́ chẳng dùng được. Cho nên họ nói với tôi những ǵ họ học được trong ba tháng c̣n phong phú hơn những ǵ họ học trong bốn năm ở Phật Học Viện trước đây, thiệt là đạt được lợi ích to lớn, tuy nhọc nhằn nhưng chẳng uổng công. Trong bốn năm trước có ngày nào phải thức đến hai ba giờ khuya đâu? Chẳng có. Mỗi đêm ngủ say mê, mơ mộng lung tung, trong ba tháng này khẩn trương, chịu khó, bởi vậy mới có thâu hoạch.

      Lúc trước ở Đài Trung thầy Lư cũng dùng phương pháp này dạy chúng tôi. Thầy ngồi ở hàng ghế cuối cùng, v́ lúc đó chưa có máy khuyếch âm (amplifier), khi bạn lên giảng đài nói chuyện phải nói đến mức thầy nghe rơ th́ mới được, v́ vậy nên thầy ngồi ở chỗ xa nhất. Nếu thầy nghe chẳng rơ th́ không được – âm thanh của bạn nhỏ quá, chẳng đủ tiêu chuẩn. Âm thanh, thái độ, cử chỉ của bạn đều phải đủ tiêu chuẩn, đều phải tiếp nhận phê b́nh, thế nên tu học phải hết ḷng. Có gắng sức, hết ḷng th́ bạn mới có ích lợi, ích lợi ở chỗ nào? Bạn đạt được ích lợi th́ bạn hiểu được. Ngày hôm sau, lập lại! Lập lại thêm lần nữa! Ngày nào cũng vậy, mỗi ngày đều phải trao giồi, luyện tập, bạn sẽ có hứng thú sâu đậm đối với sự tu học Phật pháp, thời gian của bạn sẽ không lăng phí, đời sống của bạn rất dồi dào phong phú, bạn sẽ rất vui vẻ, đây đúng là niềm vui pháp hỷ sung măn! Trải qua sự học tập như vậy bạn mới có thể luyện tập giảng kinh – lên giảng đài tập dợt lại, tiếp nhận lời phê b́nh của người nghe, người nghe giúp bạn sửa đổi, cải tiến. Sau đó bạn phải hết ḷng sửa đổi bài giảng nháp của bạn, sửa đổi âm thanh của bạn, thái độ biểu diễn, sau cùng lên giảng đài chánh thức biểu diễn.

      Mỗi buổi sáng nghiên giáo, phải cần hai đến ba tiếng đồng hồ, không thể gián đoạn. Buổi tối giảng kinh, những người phát tâm giảng kinh thay phiên nhau giảng. Tại sao chúng ta phải giảng kinh vào buổi tối? Trong xă hội hiện nay các đồng tu tại gia rất bận rộn trong công việc làm ăn, ban ngày chẳng có thời giờ đến nghe kinh, chỉ có buổi tối. V́ vậy chúng ta thay đổi niệm Phật vào buổi chiều, giảng kinh buổi tối. Buổi tối giảng kinh là mở rộng cho mọi người, hoan nghinh những người ở ngoài đến nghe giảng. Giảng kinh cũng không được gián đoạn, tứ chúng đệ tử đều phải phát tâm. Buổi sáng công phu niệm Phật, niệm một giờ rưỡi, cũng bằng thời gian một cây hương trong Phật thất. ‘Buổi sáng nghiên giáo, buổi chiều niệm Phật, buổi tối giảng kinh’. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, mỗi ngày đều như vậy, đây là học phong, đạo phong của Tịnh Tông chúng ta.

      Mỗi tháng chúng ta đề xướng đả Phật thất một lần. Lúc đả Phật thất th́ có ngưng việc nghiên giáo không? Không ngưng. Người đả Phật thất ở Niệm Phật Đường niệm Phật, chúng ta có pḥng học dành riêng cho việc nghiên giáo, chỉ có những đồng tu chủ tŕ và hộ thất trong bảy ngày này không tham gia nghiên giáo, phải hộ tŕ đạo tràng Phật thất. Trong khóa Phật thất th́ buổi tối vẫn giảng kinh như thường. Như vậy có lợi v́ những người đến tham dự Phật thất có rất nhiều người chẳng ở tại địa phương này, là những người từ chỗ khác đến, lúc b́nh thường cơ hội nghe pháp rất ít, đến đây vừa đúng lúc được dịp học hỏi, chúng ta giảng một ít Phật pháp cho họ nghe. Cho nên từ ngày đầu đến ngày thứ năm trong Phật thất đều giảng kinh, đêm thứ sáu làm lễ hồi hướng, đêm thứ bảy làm lễ Tam Thời Hệ Niệm, hai đêm này không giảng kinh, ngoài ra ngày nào cũng giảng kinh. Hy vọng Tịnh Tông Học Hội ở khắp nơi đều có thể hết ḷng làm theo phương pháp này.

 
c. Tu hành – Thanh tịnh, B́nh đẳng, Giác.

      Tu hành cần phải chân thành, thật thà, quan trọng nhất là ba điều trong đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ: ‘Thanh tịnh - B́nh đẳng - Giác’. Năm chữ này là Tam Bảo! Khi bắt đầu học Phật quư vị phải quy y Tam Bảo.

      Tam Bảo là ‘Giác, Chánh, Tịnh’.

      Thanh tịnh là Tăng bảo, B́nh đẳng là Pháp bảo, Giác là Phật bảo.

      Trong đề kinh có đầy đủ Tam Bảo. Không những đầy đủ Tam Bảo mà Tam Học cũng đầy đủ. Tam học là ‘Giới, Định, Huệ’, Thanh tịnh là Giới, B́nh đẳng là Định, Giác là Huệ.

      Đồng tu Tịnh Tông chúng ta tu những ǵ? Tu Giác, Chánh, Tịnh.

      A Di Đà Phật tức là Giác - Chánh - Tịnh.

      Quư vị đă đọc kinh Vô Lượng Thọ, thấy Thế Tôn nói với A Nan: 'Quư vị có muốn nh́n thấy Thanh tịnh - B́nh đẳng - Giác không?', Thanh tịnh - B́nh đẳng - Giác tức là A Di Đà Phật. Nếu chúng ta tu Thanh tịnh - B́nh đẳng - Giác thành công, chúng ta cũng sẽ là A Di Đà Phật, tự tự nhiên nhiên sẽ là trăm ngàn ức hóa thân của A Di Đà Phật; bạn sẽ là hóa thân của A Di Đà Phật th́ bạn làm sao chẳng đến Cực Lạc thế giới được? Đương nhiên sẽ đến mà!

      Thế nên phải hiểu kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông, năm kinh một luận dạy chúng ta tu những ǵ? Tức là dạy chúng ta tu Thanh tịnh - B́nh đẳng - Giác. Mỗi năm tâm chúng ta có thanh tịnh hơn năm trước không?
‘Thanh tịnh’ nghĩa là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền năo giảm bớt, thói hư tật xấu ít hơn rồi. Như vậy là có tiến bộ, là công phu đắc lực rồi đó.

     
Nếu mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật nhưng thói hư tật xấu cũng c̣n nhiều như cũ, tâm lượng vẫn c̣n hẹp ḥi, vậy th́ chẳng có ích chi cả ! Chúng ta nghĩ coi Phật, Bồ Tát có tâm như thế nào? Phật, Bồ Tát có tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết thảy chúng sanh, chẳng nghĩ đến ḿnh; chúng ta phải học cái tâm của Phật, tức là niệm niệm v́ chúng sanh, tận tâm tận lực giúp Phật pháp, giúp chúng sanh, đừng nghĩ về ḿnh; ‘ḿnh chẳng c̣n nữa th́ bạn sẽ thực sự được đại tự tại’. Tại sao chúng ta học Phật chẳng được thành tựu? Tuy nghĩ đến chúng sanh, tự ḿnh c̣n chiếm hơn phân nửa v́ vậy nên bạn chẳng thể thành tựu, bạn chẳng được cảm ứng. Đến lúc nào mới quên ḿnh, dốc toàn tâm toàn lực v́ chúng sanh? Trong kinh quư vị thường thường niệm đến câu 'tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cơi nhiều như cát'(tâm bao thái hư, lượng châu sa giới); đó là tâm lượng của chư Phật, Bồ Tát, chúng ta phải học theo. Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cơi nhiều như cát là tâm lượng vốn sẵn có của mỗi người chúng ta; tại sao bây giờ tâm lượng chúng ta nhỏ nhoi như vậy? Hai người ở chung với nhau bất đồng ư kiến, không thể bao dung lẫn nhau, vậy th́ bạn c̣n có thành tựu ǵ nữa? Thế nên học Phật việc đầu tiên là phải mở rộng tâm lượng, phải có thể bao dung nhẫn nhịn, khi gặp những việc không như ư th́ cũng đừng nên trách móc người khác, chỉ nghĩ tưởng việc của ḿnh, như vậy mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể thành tựu đức hạnh, trí huệ của ḿnh.

d. Phản tỉnh, sửa lỗi lầm, tiêu nghiệp chướng.

      Trong lịch sử Trung Quốc mọi người đều biết vua Thuấn. Vua Thuấn là vị đầu tiên trong ‘Nhị Thập Tứ Hiếu’, ngài là vị dẫn đầu của đạo hiếu. Ngài làm như thế nào? Mẹ của ngài mất sớm, cha cưới kế mẫu. Kế mẫu sanh một đứa con, đương nhiên thương con ḿnh và đối xử với ngài rất bạc bẽo, người cha lại nghe lời của kế mẫu. Trong đời sống hằng ngày hầu như việc ǵ cũng làm cho cha phiền ḷng, ngài chẳng nghĩ rằng cha mẹ không đúng, hoàn toàn quay ngược lại, nghĩ về ḿnh, tự hỏi ḿnh đă làm ǵ sai chăng? Hoàn toàn phản tỉnh nội tâm. Cứ như vậy trải qua mấy năm, cha mẹ rốt cuộc cũng bị ngài cảm hóa. Đây là đại hiếu! Chân chánh làm được lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: 'Nếu là người tu đạo chân chánh, chẳng nh́n lỗi người khác'.

      Dưới cái nh́n của vua Thuấn, người khác chẳng có lỗi lầm ǵ hết, lỗi lầm đều là của cá nhân ḿnh. Tại sao mọi người đều đối xử không tốt với ḿnh? Chẳng trách người khác, chỉ trách ḿnh; tự ḿnh phản tỉnh, thực sự sám hối, sửa lỗi lầm, như thế mới cảm động cha mẹ. Sau này vua Nghiêu biết được, vua Nghiêu biết được người này rất phi thường, trong nhà có thể làm cho cả nhà ḥa hợp, sau này có thể ảnh hưởng đến làng xóm, làm cho người trong cả xóm, cả địa phương ḥa hợp. Nếu người này làm quốc vương th́ nhất định có thể cai trị dân chúng cả nước, thế nên vua Nghiêu nhường ngôi cho ngài, c̣n gả hai người con gái của ḿnh cho ngài. Đây là thánh nhân thế gian, là tấm gương tốt cho chúng ta.

      Thế nên người tu đạo chân chánh th́ đừng nh́n lỗi lầm của người khác, hết thảy lỗi lầm đều là của ḿnh. Tại sao người ta lại trừng mắt nh́n chúng ta? Tại sao họ mắng chửi ḿnh mà không chửi người khác? Tự chúng ta suy nghĩ xem ḿnh đă có lỗi với họ ở chỗ nào? Chúng ta làm sai chỗ nào? Việc ǵ làm cho người ta sanh phiền năo? Thế nên tu hành chẳng có ǵ khác ngoài việc có thể quay đầu, phản tỉnh, sửa lỗi lầm, đây gọi là sám hối thực sự, được vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng. Nếu nói chỗ nào cũng nh́n thấy lỗi lầm của người khác, ḿnh chẳng có lỗi, người này chắc chắn là chúng sanh trong ba đường ác. Phu Tử nói: 'Người ngu như vậy, chẳng cần trách họ!'chẳng cần nói nữa, người này sẽ đi vào tam đồ lục đạo mà.

      Chúng ta nhất định phải thâm nhập kinh giáo, vĩnh viễn chẳng bao giờ tạm dừng, được vậy mới có thể nâng cao cảnh giới của ḿnh. Các ngôi vị Bồ Tát mới có thể nâng cao, Thập Trụ thăng lên Thập Hạnh, rồi thăng lên Thập Hồi Hướng, lên Thập Địa. Chúng ta niệm Phật cũng chẳng ngoại lệ, chúng ta có thể từ Phàm Thánh Đồng Cư độ thăng lên Phương Tiện Hữu Dư độ, lại thăng lên Thật Báo Trang Nghiêm độ, đây mới là người thông minh chân chánh. Không ngừng nâng cao cảnh giới của ḿnh, đời này chúng ta chẳng luống uổng.

      Tuy mọi người chưa đọc kinh Hoa Nghiêm nhưng đă nghe đến năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử, đó là dạy chúng ta làm thế nào để tu Đại thừa Bồ Tát đạo. Trong pháp Bồ Tát chỉ có một ḿnh – tự ḿnh tôi là phàm phu, là học sinh, trừ tôi ra hết thảy đều là chư Phật, chư Bồ Tát; thế nên Thiện Tài thành Phật ngay trong một đời. Ngày nay chúng ta học Phật -- chỉ có ḿnh đúng, mọi người đều sai hết. Có tâm niệm này, thái độ này th́ bạn làm sao thành tựu? Mỗi ngày tăng trưởng ngă chấp, ngă mạn. Chuyện này không thể được, là tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp, chẳng phải tiêu nghiệp chướng mà mỗi ngày càng tăng thêm nghiệp chướng.

e. Học Phật phải bắt đầu từ khởi tâm động niệm.

      Phật, Bồ Tát là gương mẫu, mô phạm cho chúng ta, chúng ta phải học theo các Ngài. Khi chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, khi tâm niệm vừa khởi trong tâm liền nghĩ: ‘Tôi làm như vậy có thể làm gương mẫu cho mọi người chăng?’ Nếu bạn có thể hạ thủ từ chỗ này th́ sự tu hành của bạn sẽ có tiến bộ. [Lấy thí dụ] Chúng ta đi trên đường muốn khạc nhổ lập tức liền nghĩ nếu tôi nhổ bừa băi th́ có thể làm gương mẫu cho xă hội đại chúng hay không? Tâm niệm này vừa khởi lên th́ bạn tự nhiên sẽ chẳng dám khạc nữa. Hiện nay những thứ giấy bao bọc bánh kẹo rất đẹp, ăn rồi chúng ta có thể tùy tiện liệng những miếng giấy này không? Bạn có nghĩ đến lời đức Phật dạy chúng ta không? ‘Diễn thuyết cho người khác’, diễn là biểu diễn, làm gương cho người ta xem, tôi làm như vậy có giống Phật, Bồ Tát không? Giống đệ tử của Phật, Bồ Tát chăng? Tùy tiện liệng bậy những thứ này th́ tôi đă có lỗi đối với Phật, Bồ Tát. Hôm nay các bạn mặc áo thun, trên đó có ghi ḍng chữ: ‘Đệ tử Di Đà’, những hành vi của bạn có xứng đáng với Phật A Di Đà chăng? A Di Đà Phật dạy bạn làm như vậy sao? Nghĩ vậy nên chúng ta tự nhiên sẽ thâu liễm, sẽ không dám phạm lỗi lầm.

      Nền trị an ở Tân Gia Ba rất tốt là [nhờ] pháp trị đấy! H́nh phạt rất nặng. Chúng ta không muốn bị người phạt, chúng ta có lương tâm, thường thường nghĩ đến A Di Đà Phật, mỗi khi chúng ta khởi tâm động niệm, hết thảy hành động đều phải xứng đáng với Phật A Di Đà, đáng là học tṛ giỏi của Phật A Di Đà, là gương mẫu cho xă hội đại chúng, đó gọi là tu hành. Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ đây – y giáo phụng hành. Trong kinh dạy chúng ta làm như thế nào? Chúng ta có thể nghĩ đến những thứ này, có thể trong đời sống hằng ngày, từng ly từng tí đều không vi phạm lời dạy của Phật, đây tức là tự hành hóa tha, thiệt là làm được 'thọ tŕ, đọc tụng, diễn thuyết cho người khác biết;; ‘Thuyết’ là khi người ta hỏi ḿnh, ḿnh nhiệt tâm giải thích cho người ta biết. Chỉ cần bạn làm được tốt, tự tự nhiên nhiên sẽ cảm động những người xung quanh, cảm động hàng xóm láng giềng của bạn.

      Nếu bạn làm được lâu dài, công phu sâu dày rồi, bạn sẽ có thể cảm hóa xă hội; những người được bạn cảm động nhất định sẽ thỉnh giáo bạn, đây là cơ duyên chín muồi. Bạn phải giải thích tường tận cho họ, khuyến khích họ học Phật, nói với họ sự lợi ích của việc học Phật: tâm người học Phật thanh tịnh, thanh tịnh tức là tâm chẳng bị ô nhiễm; tâm địa b́nh đẳng chẳng có cao thấp, có cao thấp th́ chẳng b́nh đẳng, không b́nh đẳng th́ đương nhiên chẳng thanh tịnh. Đại trí đại giác là từ thanh tịnh, b́nh đẳng sanh ra. Nếu tâm bạn chẳng thanh tịnh, chẳng b́nh đẳng th́ sẽ sanh phiền năo, chẳng sanh trí huệ, th́ sẽ mê hoặc điên đảo, vậy th́ làm sao được!

      Thời gian người ta sống trên đời này hết sức ngắn ngủi, làm đệ tử Như Lai đặc biệt là làm đệ tử Di Đà là hết sức hy hữu, đây là cơ hội hiếm hoi, khó gặp nhất! Đệ tử Di Đà được hết thảy mười phương thế giới chư Phật Như Lai đều tán thán và tôn trọng. Lúc chúng ta muốn đi tham phỏng đạo tràng của chư Phật ở mười phương thế giới, chư Phật thấy chúng ta là đệ tử Di Đà đều sẽ đặc biệt tiếp đón. Nhưng nếu hành động, khởi tâm động niệm của chúng ta chẳng làm rạng danh đức Phật A Di Đà, ngược lại ngày ngày đều bôi nhọ Ngài, như vậy th́ không được đâu! Làm những việc trái ngược lương tâm, luôn làm việc tham, sân, si, mạn mà c̣n treo chiêu bài ‘Đệ tử Di Đà’, chẳng phải chúng ta đă làm mất mặt A Di Đà Phật rồi hay sao? Việc này làm sao được? Hy vọng chư vị đồng tu thường phản tỉnh.

      Trong hai khóa lễ sáng tối, khóa sáng là để chúng ta phát nguyện giống như ‘đại nguyện của đức Phật A Di Đà’, Ngài phát bốn mươi tám đại nguyện độ chúng sanh th́ chúng ta cũng phát bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh. Khóa tối niệm phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy, đây là ‘giữ giới niệm Phật’. Đoạn kinh này đặc biệt dùng để răn dạy chúng sanh đời mạt pháp, nghiệp chướng tập khí của chúng ta quá nặng, khi khởi tâm động niệm phạm lỗi quá nhiều, đức Phật đă kể ra tất cả [lỗi lầm] trong đoạn kinh này. Sau khi niệm xong chúng ta phải phản tỉnh coi ḿnh có phạm những lỗi này không, nếu có th́ phải mau sửa đổi! Nếu không có th́ phải tự nhắc nhở đừng bao giờ phạm. Cho nên phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy là giới phẩm, nội dung là giải thích rơ về ngũ giới và thập thiện, vô cùng trân quư!

 
f. Kinh cứu mạng trong thời Mạt pháp – Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh.

      Nhưng thói hư tật xấu của chúng ta thực sự rất nhiều. Đây là lư do người niệm Phật th́ nhiều nhưng người văng sanh được rất ít, chúng ta phải t́m ra nguyên nhân của vấn đề này. Tại sao người niệm Phật chẳng thể văng sanh, vẫn c̣n phải đọa ba đường ác, nguyên nhân rốt cuộc là ở chỗ nào? Tại sao công phu niệm Phật của chúng ta chẳng đắc lực? Tại sao hàng phục phiền năo tập khí của ḿnh chẳng được?

      V́ những vấn đề này nên chúng tôi mới giảng ‘kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo’. Tôi đă giảng bộ kinh này ba lần, tại Mỹ, Đài Loan, và Tân Gia Ba, giảng tại Tân Gia Ba tường tận nhất v́ có đủ thời gian. Bộ băng thâu âm này đă được đồng tu chép ra giấy đợi tôi coi xong, sửa đổi chút đỉnh rồi sẽ in thành sách. Bộ kinh này là đức Thế Tôn đặc biệt dạy cho người hiện nay, giảng cho chúng ta biết những lỗi lầm ǵ mà ḿnh dễ phạm, chỉ cần chúng ta phạm một lỗi trong đó th́ niệm Phật chẳng được văng sanh. Nếu lỗi nào cũng phạm th́ quá nghiêm trọng rồi. Thế nên lúc tôi giảng kinh đặc biệt đă nói rơ kinh này là ‘kinh cứu mạng’ trong thời mạt pháp, chúng ta nhất định phải hết ḷng học hỏi.

      Thường thường chúng ta phạm lỗi nhưng chẳng biết, sau khi Phật nói ra, phân tích rơ th́ chúng ta mới biết. Tuy là giảng kinh nhưng trong đó có rất nhiều ư nghĩa mà trên giảng đài tôi chẳng tiện nói ra, nên tôi chỉ nói sơ sơ những ǵ phải nói mà thôi, chẳng thể nói rơ, nói rơ th́ sẽ đụng chạm người khác, hy vọng mọi người lắng ḷng thể hội, tự cứu ḿnh rất quan trọng. Nếu chúng ta có thể cứu ḿnh th́ mới có thể giúp người khác, mới có thể hoằng dương Phật pháp, gánh vác sự nghiệp kế thừa Như Lai, phát triển sự nghiệp đại pháp. Đệ tử xuất gia phải như vậy, đệ tử tại gia cũng chẳng ngoại lệ.

      Phật pháp là sự nghiệp to lớn của tứ chúng đồng tu, tôi đă nói nhiều lần rồi. Chúng ta hy vọng đạo tràng hưng vượng, trong đạo tràng có ba loại người, thứ nhất là những người có năng lực, có năng khiếu, có hứng thú học giảng kinh; thứ nh́ là người có hứng thú học dùng pháp khí, học nghi thức, chủ tŕ Niệm Phật Đường lănh chúng tu hành; thứ ba là số c̣n lại, hai công việc kể trên đều chẳng làm được th́ làm công việc nội hộ, tức là làm công việc hành chánh, làm công việc hộ tŕ đạo tràng. Ba loại người này hợp tác với nhau th́ đạo tràng này sẽ hưng vượng. Phật pháp mới có thể hoằng dương khắp thế giới, làm lợi ích cho xă hội đại chúng, vô lượng công đức phải nhờ có ba nhóm người này hợp tác với nhau.

g. Khuyến tín, Khuyến nguyện. Tán thán lẫn nhau.

      Đến lúc giảng kinh buổi tối, pháp sư ở Niệm Phật Đường phải khuyên mọi người nghe giảng kinh, không thể nói: ‘Niệm Phật là đủ rồi, nghe giảng có ích ǵ?’ Câu này tuy chẳng sai nhưng là dùng để nói với người như thế nào? Là để nói với những người thượng căn, trí óc lanh lợi, v́ họ đều đă thông đạt hết rồi. Ngoài ra c̣n dùng để nói với những người đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, v́ họ chẳng có hoài nghi, công phu chẳng xen tạp, như vậy th́ được! Chỉ có hai loại người này được, nhưng hai hạng người này rất hiếm có, nhiều lắm là chỉ có một, hai người trong số một vạn người. Người thường đều có căn tánh bậc trung, người căn tánh bậc trung chẳng đủ tín tâm, nguyện tâm. Làm thế nào tăng thêm tín tâm và nguyện tâm của họ? Bằng cách nghe pháp. Thế nên nghe giảng kinh rất quan trọng. Bạn hăy coi lúc đức Phật Thích Ca c̣n tại thế, mỗi ngày trong suốt bốn mươi chín năm đều giảng kinh, thuyết pháp, đức Phật Thích Ca chẳng hề đả Phật thất, Thiền thất. Quư vị tra hết Đại tạng kinh cũng chẳng t́m ra!

      Tại sao đức Phật Thích Ca chẳng đề cập đến sự việc trong ‘Hành Môn’? V́ chỉ cần bạn có đầy đủ tín, đầy đủ nguyện, th́ tự ḿnh sẽ hành, đâu cần người ta dạy? Thế nên sự cống hiến của cả đời đức Phật là ‘Khuyến tín, khuyến nguyện’, nếu bạn có tín, có nguyện th́ tự nhiên sẽ làm theo. Cho nên nhất định phải khuyên người nghe pháp th́ mới chẳng phụ ḷng đức Phật Thích Ca đă thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm.

      Pháp sư trong giảng đường nhất định phải khuyên thính chúng đến Niệm Phật Đường niệm Phật. Tại sao vậy? Chỉ nghe giảng kinh, nghe xong chẳng làm, chẳng niệm Phật th́ không có ích lợi, chẳng thể văng sanh. Đây là phải khen ngợi lẫn nhau, cổ đức nói: 'Nếu muốn Phật pháp hưng vượng th́ chỉ có cách Tăng khen ngợi Tăng'. Người xuất gia khen ngợi, tán thán lẫn nhau th́ Phật pháp sẽ hưng thịnh. Không những chúng ta khen ngợi người của tông phái ḿnh, chúng ta cũng phải tán thán người thuộc tông phái khác, tôi đă nói đạo lư này rất nhiều lần rồi. Chúng ta phải có tâm lượng xinh đẹp này, phải có sự nhận thức này, vô lượng pháp môn đều là do Phật dạy, nếu bạn nói: ‘Pháp môn của tôi mới tốt, pháp môn kia chẳng tốt’ th́ tôi hỏi có phải bạn đă phỉ báng Phật chăng? Báng Phật là tội ǵ? Là tội đọa địa ngục A Tỳ đấy! Nếu bạn nói: tôi niệm Phật rất tốt [th́ tại sao lại đọa được?] Bạn niệm được rất tốt là chuyện khác, tội báng Phật này bạn phải gánh chịu; huống chi bạn đă phạm một giới nặng, phạm Bồ Tát giới -- tự tán hủy tha -- tự tán thán ḿnh và hủy báng người khác. Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn, giới tự tán hủy tha (khen ḿnh chê người)là giới nặng nhất, là sẽ đọa địa ngục A Tỳ đấy. Bao nhiêu người tạo tội nghiệp này mà chẳng biết! Tương lai đọa lạc th́ quá oan uổng! Phạm Vơng kinh Giới Bổn chẳng liệt kê tội này vào những tội nặng mà liệt vào hạng thứ nh́ [tức thuộc bốn mươi tám giới khinh]. Trong Du Già Sư Địa Luận Bồ Tát Giới Bổn, tội này là tội thứ nhất -- chẳng được tự tán hủy tha. Thế nên chúng ta phải tôn trọng, phải tán thán các pháp môn khác!

      Năm 1977 tôi giảng kinh ở Hương Cảng. Pháp sư Thánh Nhất đến nghe tôi giảng suốt ba ngày. Lúc đó tôi vốn chẳng quen biết thầy, sau khi ra về, thầy khuyến khích tín đồ của thầy đến nghe tôi giảng kinh; việc này rất hiếm có! Thầy là người học thiền, tôi là người niệm Phật, [thầy] chẳng có sự phân biệt môn hộ, rất đáng được tán thán! Thầy c̣n mời tôi đến thiền đường của thầy để giảng khai thị. Tôi đến chùa Bảo Liên trên núi Đại Dự, lúc đó thầy c̣n trẻ tuổi, trong thiền đường có hơn bốn mươi mấy người tham thiền, mỗi ngày đều tọa hương, thầy mời tôi đến giảng khai thị. Tôi không thể nói: ‘Học thiền không tốt, niệm Phật mới tốt’. Thế nên tôi đến đó tán thán thiền, hên là tôi cũng có chút đỉnh ‘khẩu đầu thiền’, vẫn có thể ứng phó được. Hồi trước tôi đă giảng ‘Lục Tổ Đàn Kinh’, ‘Vĩnh Gia Thiền Tông Tập’, ‘Chứng Đạo Ca’, Tín Tâm Minh của Tam Tổ, giáo nghĩa của Thiền Tông tôi đă giảng chẳng ít cho nên cũng có chút đỉnh ‘khẩu đầu thiền’ nói ra khuyến khích, tán thán họ. Tán thán Thánh Nhất pháp sư, tán thán đạo tràng, tán thán đại chúng; Tăng tán thán Tăng làm cho họ có thêm ḷng tin đối với pháp môn này, càng tôn kính pháp sư của họ, chúng ta phải giúp họ.

      Tôi học phương pháp này ở đâu? Là do Chương Gia đại sư dạy cho tôi; sau này tôi cũng thấy sự tán thán lẫn nhau trong kinh Hoa Nghiêm. Thế nên từ đó tôi và Thánh Nhất pháp sư trở thành bạn thân. Tôi cũng là bạn cũ của pháp sư Diễn Bồi ở Tân Gia Ba, thầy tu theo Di Lặc Tịnh Độ, tôi tu Di Đà Tịnh Độ, chẳng giống nhau! Tôi đến Tây phương Cực Lạc thế giới, thầy đến Đâu Suất Nội Viện. Lúc thầy mời tôi thuyết giảng tôi chẳng thể nói: ‘Di Lặc Tịnh Độ tuy gần nhưng chẳng dễ đến!’, không thể nói như vậy. Tôi không thể nào tán thán ḿnh, không thể hủy báng thầy. Thầy ở tại đó đă dạy học hơn hai mươi mấy năm, rất nhiều người đều theo thầy học Di Lặc Tịnh Độ, chúng ta chẳng thể phá hoại người khác. Cổ đức có nói: 'Thà chịu khuấy động nước trong ngàn sông nhưng chẳng nên động tâm của người tu đạo’ (Ninh động thiên giang thuỷ, bất động đạo nhân tâm). Thế nên tôi đến đó tán thán Di Lặc Bồ Tát, tán thán Di Lặc Tịnh Độ, một chữ về Di Đà Tịnh Độ cũng chẳng nhắc đến, đây là lễ phép, là việc chúng ta phải làm.

      Khi đến một đạo tràng nào đó lại phê b́nh đạo tràng, tự tán dương pháp môn mà ḿnh tu học, th́ đó là ngu si! Vừa nghe bạn liền biết người này ngay cả thường thức, lễ tiết thông thường cũng chẳng hiểu. Nhưng hiện nay người như vậy rất nhiều, ngược lại người thông suốt, hiểu rơ th́ quá ít. [Nghe tôi] tán thán Thiền Tông, trên đường từ núi Đại Dự ra về có đồng tu hỏi:

      ‘Thưa Pháp sư, thiền hay như vậy tại sao thầy chẳng tu thiền? Tại sao thầy lại niệm Phật?’.

      Tôi trả lời: ‘Căn cơ của tôi rất thấp! Thiền là dành cho người thượng thượng căn, tôi là người hạ hạ căn, chỉ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ’.

      Tôi nói như vậy là lời nói chân thật. Chúng ta phải học chư Phật, Bồ Tát
‘phải thường nâng cao người khác, khiêm nhường hạ ḿnh xuống, tuyệt đối sẽ có lợi ích – [lợi ích] là phá trừ ngă chấp, phá trừ ngă mạn’.

      ‘Ngă chấp và ngă mạn’ là những thứ làm người tu hành như chúng ta mất mạng, là chất độc nguy hiểm nhất’,
Phật dạy chúng ta dùng phương pháp này để phá trừ -- bất luận ở đâu chúng ta cũng phải hạ thấp ḿnh xuống, luôn luôn nghĩ ḿnh chẳng bằng ai hết, người nào cũng giỏi hơn ḿnh nhiều. Đây là sự thật! Người nào cũng có sở trường của họ, tôi chẳng sánh bằng. Nếu làm được như vậy th́ tâm ḿnh sẽ yên ổn, tự nhiên sẽ hàng phục được thói quen cống cao, ngă mạn, sẽ giúp rất nhiều cho ‘giải, hành’ của ḿnh.

h. Niệm niệm v́ Phật pháp, v́ chúng sanh.

      Hy vọng các bạn đồng tu cùng nhau nỗ lực hết ḷng học tập, đặc biệt là công việc nghiên cứu, thâm nhập giáo lư, việc này hết sức quan trọng, không thể sơ suất bỏ qua, phải tận tâm tận lực để làm. Đặc biệt quư vị ở đây thiệt đúng là nhân duyên hết sức tốt đẹp, cả đời người rất khó kiếm được, đừng để quang âm ṃn mỏi, thời gian luống trôi. Cùng nhau nỗ lực học tập không những có thể làm gương mẫu cho đồng tu học Phật, cũng làm tấm gương tốt cho xă hội đại chúng. Làm cho xă hội đại chúng nh́n thấy người học Phật đều rất hiền lương, giữ ǵn phép tắc, tuân giữ luật pháp, các bạn sẽ được xă hội đại chúng tôn trọng. Họ tôn trọng bạn tức là tôn trọng Phật pháp, mến mộ bạn tức là mến mộ Phật pháp; Phật pháp tự nhiên ở địa phương này, xă hội, quốc gia này có thể phát triển, đây là công đức lớn lao của các bạn.

      Nếu chúng ta học Phật mà ngôn hạnh đều chẳng đúng như pháp, xă hội mất cảm t́nh đối với chúng ta, như vậy chẳng phải chỉ hại cá nhân của bạn mà thôi, bạn đă tiêu hủy hết thảy tiền đồ của Phật pháp. Người ta vừa nghe bạn là Phật giáo đồ -- Phật giáo đồ chẳng giữ luật lệ, Phật giáo đồ lộn xộn -- như vậy có được không? [Nếu vậy] bạn đă phá hoại h́nh tướng của Phật pháp. Thế nên chúng ta học Phật phải làm gương mẫu cho xă hội đại chúng, nhất định phải tuân giữ luật pháp. Hiện nay việc mà người ta rất khó giữ là ‘tham lam tiền tài’. V́ tham tài nên t́m đủ mọi cách trốn thuế; chuyện này chẳng đúng như pháp, việc này tuyệt đối là sai lầm. Quốc gia Úc này đang phải trả nợ, kinh tế quốc gia rất khó khăn, chúng ta đóng thuế là việc đương nhiên nên làm. Người học Phật phải tu hạnh từ thiện, thường thường từ bi cứu trợ, quốc gia này có khó khăn mà bạn không giúp đỡ th́ chẳng nên. Trong kinh Phật dạy đệ tử của Phật tuyệt đối chẳng trốn thuế, nếu bạn trốn thuế th́ bạn đă vi phạm lời giáo huấn của Phật.

      Huống chi bạn học Phật, tương lai sẽ thành Phật, pháp duyên độ chúng sanh của bạn phải rộng, phải thịnh. Muốn pháp duyên hưng vượng th́ phải kết duyên; hôm nay bạn đóng thuế là có duyên với quốc gia này, kết duyên với quốc gia này; tại sao chúng ta chẳng làm chuyện tốt này? Bạn có duyên với chúng sanh, có duyên với khu vực, quốc gia này th́ tương lai khi bạn thành Phật, làm Bồ Tát bạn sẽ đến chỗ này dạy dỗ chúng sanh, pháp duyên của bạn sẽ thù thắng! Thế nên niệm niệm phải đừng nghĩ cho ḿnh, niệm niệm phải v́ xă hội, v́ chúng sanh tức là v́ Phật pháp. Học Phật phải bắt đầu từ đây, chi tiết quá nhiều nói chẳng hết, hy vọng mọi người có thể nghe một hiểu mười.

      Ngày mai tôi sẽ nói sơ lược với quư vị về cương lănh tu học của Tịnh Tông: Tam Phước, Lục Ḥa, Tam Học, Lục Độ, Thập Nguyện. V́ thời gian rất ngắn nên chỉ có thể giới thiệu đơn giản; lúc trước tôi có giảng kỹ về Tịnh Nghiệp Tam Phước, chúng ta nên nghe nhiều về đề tài này để biết rơ ḿnh phải làm những ǵ trong đời sống hằng ngày.
 
Xin cám ơn quư vị.

    Dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội Los Angeles, tháng 03 năm 2001

                                                                               [ Back ]                                                                            

Free Web Hosting