Dinh Dưỡng Theo Thiền Tông

        Việc ăn uống là một trong những nhu cầu tất yếu của cuộc sống; con người phải ăn mới sống được. Triết lư đó tưởng chừng như đơn giản, nhưng kỳ thực vấn đề "Ăn" của loài người rất phức tạp. Loài người không như các loài động vật khác ăn thức ăn thuần túy của giống loài. Con người tự chế biến ra thức ăn, tạo thức ăn theo ư thích, theo sắc thái dân tộc, theo tư tưởng tôn giáo v.v... từ đó đă sanh ra những tệ hại, như sát phạt nhau v́ miếng ăn, hoặc tranh luận nhau về cái ăn v.v...

        Ở Nhật, tính lễ nghi, tính thẩm mỹ, và các gia vị trong khoa ẩm thực đều có dấu tích Thiền tông. Thực tế là từ năm 676 đến 737 việc tiêu thụ thịt và cá đă bị cấm thay vào đó là việc ăn chay phát sinh từ các luật lệ của những vị Hoàng đế theo Phật giáo. Cá và hải sản chỉ đuợc phép dùng lại từ năm 737, sau đó măi tới thời Meiji (1868-1912) th́ người Nhật mới ăn thịt.

        Thiền cũng đă để lại ảnh hưởng đến cách ăn uống. Một đặc điểm chính của Thiền là tránh ăn thịt, chỉ ăn các món chay gọi là shojin-ryori. Đây là sự kết hợp của hai từ có nghĩa là tôn giáo và mỹ thuật. Shojin-ryori nguyên thủy là thức ăn để phục vụ cho các thiền sư thường làm từ gạo và rau quả. Cách ẩm thực này truyền sang từ Trung Hoa vào thế kỉ 13, nhằm giúp cho sự sáng suốt của tâm (cũng v́ lư do này các thức ăn cay và kích thích như là tỏi và hành đều bị tránh dùng). Nhờ ăn chay, người tu tập bỏ được những ư nghĩ xằng bậy ra khỏi đầu để hướng theo lời Phật dạy. Rau tươi, đậu, các loại hạt và những loại thức ăn khác được để trong những cái chén sơn mài, chúng sẽ là một buổi tiệc cho đôi mắt và khẩu vị của bạn.

        Ăn uống mặc dù là nhu cầu nuôi sống nhưng không nên v́ thế mà để việc ăn uống chi phối con người. Chúng ta không nên quan niệm ăn uống như là một pháp môn tu hành, mà chỉ nên biết rằng ăn uống thế nào để trưởng dưỡng thiện tâm, phát triển trí tuệ ... đem lại an lạc, phá tan phiền năo, chấm dứt mọi khổ đau.

        Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe và đủ năng lực hoạt động hằng ngày, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy ăn chay với hai điều kiện điều độ và đầy đủ th́ không những khỏe mạnh mà c̣n tăng chiều cao một cách đúng mức. Theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, nước và các loại sinh tố trong một ngày cơ thể có đủ năng lượng hoạt động một cách tốt đẹp, sống lâu và khỏe mạnh. Theo báo cáo khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả thực vật cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người. Các người ăn chay vẫn sống thọ, không khác những người ăn mặn. Những thú vật như voi, tê giác, trâu, ḅ, ngựa ... là những thú ăn thực vật, thảo mộc nhưng rất khỏe mạnh, không khác các loài thú ăn thịt như sư tử, cọp, gấu, beo. Ăn chay c̣n có ích lợi cho sức khỏe như dễ tiêu hóa hơn, ít gây bệnh tật. Ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay, v́ lư do sức khỏe ngày càng nhiều theo khuyến khích của các nhà y học.

Chúng ta cần biết những nguyên tắc sau đây về vấn đề ẩm thực :

        1- Ăn uống tiết độ : Tức là ăn uống có chừng mực, vừa phải, để cho thân được nhẹ nhàng .

        2- Ăn thức ăn dễ tiêu hóa : Tức là ăn uống những thức ăn thức uống hợp với thể tạng; không ăn những thức ăn khó tiêu, những thức ăn có nhiều độc tố, những thức ăn gây bệnh. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta không có thành kiến về thức ăn chay mặn, miễn là thức ăn không gây thân bệnh là được.

        3- Ăn thức ăn không gây ảnh hưởng giới luật người tu : Điều này có nghĩa là chúng ta không dùng miếng ăn có được do sát sanh, hay do trộm cướp, hay do tà mạng bất chánh.

        4- Ăn thức ăn không làm tổn giảm thiện pháp : Điều này có nghĩa là chúng ta không ăn bằng sự tham đắm, bằng sự bận rộn t́m kiếm, bằng sự gây khó khăn cho người cấp dưỡng.

        Cách thế ăn uống, phép tắc ăn uống, cách chế biến thực phẩm, chọn thực phẩm v.v... không chỉ biểu hiện những tác động căn bản thỏa măn nhu cầu sống của con người mà thôi, chúng c̣n biểu hiện đặc tính, cách thế suy tư, cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau, và cả giữa con người và thế giới sinh vật. Vậy nên, tầm quan trọng của ăn uống mang chiều sâu triết học và tầm kích tâm linh mà chúng ta không thể chối bỏ được. 

        Một điều rất rơ ràng là cơ thể con người không được cấu tạo để tồn tại chỉ nhờ vào thịt. Về cơ thể học cho thấy thực phẩm chay là thực phẩm thích hợp cho con người. Cơ thể con người ta thường giống hơn với loài vật ăn cỏ, nhưng không hoàn toàn là loại ăn cỏ v́ chúng lại có một cấu trúc dạ dày khắc hẳn. Thực ra, cơ thể con người là một sự phối hợp giữa loài ăn cỏ thuần túy và loài ăn thịt thuần túy - do đó, con người là một loài ăn tạp. Thiền học chỉ nói đến sự điều độ trong ăn uống. Dù ăn mặn hay ăn chay, cần nên giản dị, không nên cầu kỳ, dành nhiều thời giờ, cho những việc làm có ích cho bản thân, cho tâm linh và đời sống tinh thần. Chính chuyện tu tâm dưỡng tánh mới đáng làm chúng ta bận tâm thực hành hằng ngày. Chuyện ăn uống thuộc về phạm vi thể chất, bồi bổ cho tấm thâm tứ đại giả tạm này, để làm phương tiện tu tập cho đến ngày Giác-ngộ !

Free Web Hosting