Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma

       Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma (Bodhidharma) ra đời vào cuối thế kỷ thứ năm, sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt. Ngài là vị hoàng tử thứ ba của Vua Hương Chí, Ngài sanh tại miền Nam nước Thiên-trúc. Thuở nhỏ, Ngài đă có trí tuệ sáng suốt và tài năng phi thường. Lớn lên, Ngài sớm nhận biết cuộc đời là vô thường, nhân sanh là đau khổ, v́ vậy Ngài không màng đến vinh hoa phú quư ở thế gian mà thường t́m đến nương tựa cửa Thiền.
       Một hôm, Tổ Bát-Nhă Đa-La (Tổ sư thứ 27 Ấn-Độ) vào Vương cung thuyết pháp. Vua Hương Chí (Phụ vương của Ngài) mới đem một viên ngọc quư cúng dường cho Tổ Bát-Nhă tỏ ḷng thành kính. Tổ Bát-Nhă liền hỏi ba vị hoàng tử con Vua rằng :"Ở đời có thứ ǵ quư báu bằng ḥn ngọc này không ?". Hai vị Hoàng-tử lớn đồng thanh đáp rằng :"Thưa Tổ Sư, trên đời này không có vật ǵ quư báu bằng viên bảo châu này !". Riêng Ngài th́ bảo rằng :"Thưa Tổ Sư, viên bảo châu này đối với thế gian tuy gọi là quư, nhưng cũng không quư bằng Pháp-bảo của nhà Phật ! V́ chỉ có Pháp-bảo của Phật mới đưa người đến chỗ an lạc và giải thoát !". Sau đó, Ngài thọ giáo nơi Tổ Bát-Nhă Đa-La và được Tổ truyền y bát lại làm Tổ thứ 28 ở Ấn-Độ.
       Vào thời Vua Lương Vơ Đế, niên hiệu Phổ-thông thứ 7, ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tư, sau một thời gian vượt biển, Ngài đến đất Quảng-Châu (Trung Hoa) để truyền bá Phật pháp theo lời khuyên của Tổ Bát-Nhă Đa-La. Đến đây, Ngài được tiếp kiến Vua Lương Vơ Đế. Vua hỏi Ngài :"Từ khi Trẫm lên làm Vua đến nay đă kiến lập rất nhiều cảnh chùa, tạo tượng Phật, xây tháp, đúc chuông, in kinh ấn tống, cúng dường Tam-Bảo rất nhiều không thể kể xiết, như thế có được công đức không ?". Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma bảo :"Không có công đức !". Vua ngạc nhiên hỏi :"Tại sao ?". Tổ bảo :"V́ trong tâm niệm c̣n cầu phước báu và cầu danh vọng nên không có công đức !". Vua lại hỏi :"Vậy muốn có công đức th́ phải làm sao ?". Tổ đáp :"Muốn được công đức chân thật th́ trong tâm niệm không c̣n ư nghĩ cầu phước, cầu danh ǵ cả !". Vua hỏi tiếp :"Muốn đạt đạo quả giải thoát thành Phật th́ phải làm sao ?". Tổ bảo: "Muốn đạt đạo quả giải thoát phải minh tâm kiến tánh mới được, không phải lấy chút thế pháp mà cầu được !". Vua nghe Tổ nói qua nhưng không lănh hội được ư chỉ cao-siêu huyền-diệu ...
       Sau khi tiếp kiến Vua xong, thấy cơ duyên truyền đạo chưa đến, Tổ mới rời Quảng-Châu tới Lạc-Dương ở ẩn tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung-Sơn, chín năm ngồi im lặng xoay mặt vào vách ...
       Sau có Ngài Thần Quang đến xin cầu pháp. Tổ thấy Ngài Thần Quang lănh hội được yếu chỉ Thiền Tông, nên mới truyền tâm pháp cho Ngài và đổi hiệu ra Huệ Khả (tức Trí Huệ khá). Tổ nói :"Trước kia Đức Thích-Ca Mâu-Ni dùng "Chánh-pháp nhăn-tạng, Niết-bàn diệu-tâm, thật-tướng vô-tướng, vi-diệu pháp-môn" truyền trao cho các đời Tổ, rồi đến Ta. Giờ đây, Ta trao lại cho Ông. Vậy Ông phải kiên cố mà giữ ǵn hộ tŕ đạo giáo cho được trường tồn vĩnh cửu. Sẵn đây Ta trao pháp-y Ca-sa này lại cho Ông để làm vật biểu tín ... Bên trong th́ Ta truyền tâm-ấn, bên ngoài th́ Ta truyền y bát ... Rồi từ đây về sau hăy tương truyền cho nhau ..."
       Sau khi Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma phú chúc mọi việc truyền trao chánh pháp cho Ngài Huệ-Khả xong, Ngài liền ngồi trang nghiêm nơi pháp tọa mà thị tịch.  Ngài tịch ở thành Lạc Dương năm 529 Phật Lịch.
Vua Lương Vơ Đế được tin Ngài thâu thần tịch diệt liền sai đem cỗ áo quan vàng đến chùa Thiếu Lâm để làm lễ khâm liệm và an táng tại núi Hùng-Nhĩ.
       Từ khi Tổ từ Ấn-Độ sang Trung Hoa trải qua không biết bao nhiêu là gian lao, khổ sở để truyền bá chánh pháp, cứu độ chúng sanh. Sau khi thi hành xong nhiệm vụ thiêng liêng, Ngài đă đến quốc độ khác để khai hóa đạo lư cho nhơn-sanh.
       Sau khi Tổ thị tịch an táng xong xuôi, đă ba năm trường. Một hôm, ông Ngụy Châu Vân đi xứ nước Tây-vực về đến núi Thông Lănh bỗng gặp Tổ đang ung dung tự tại quẩy một chiếc giày đi. Ông Ngụy Châu Vân liền làm lễ bái chào và bạch rằng :"Tổ sư đi đâu thế ?". Tổ đáp :"Hôm nay tôi về Tây-phương đây !". Ông Ngụy Châu Vân vẫn thản nhiên đi, cảm thấy không có ǵ lạ. Khi về nước, ông thuật chuyện lại cho nhà Vua và triều thần nghe, lúc ấy ai nấy cũng đều kinh ngạc. Vua mới truyền lệnh khai cửa Tháp và mở nắp quan tài ra xem, quả nhiên không thấy hài cốt của Tổ đâu cả, chỉ c̣n sót lại một chiếc giày mà thôi. Khi đó từ Vua quan Tăng-sĩ cho đến chúng dân ai nấy cũng đều cho là việc phi thường chưa thừng có ! ... Vua Lương Vơ Đế lúc bấy giờ lấy làm kính phục lắm, khi hồi triều, Ngài liền ban chiếu chỉ xây Tháp thờ Tổ sư ngay tại chùa Thiếu Lâm và sắc chỉ trong các Chùa ở Trung Hoa cũng như các nước lân cận nên thờ h́nh tượng Tổ, v́ Ngài là vị Tổ sư xứng đáng đắc đạo Bồ-Đề ! ...
 
Tổ Sư Đạt-Ma Dạy Bốn Hạnh Tu Hành

       1- Báo oan hạnh : Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Cho nên khi ta hành đạo, tuy nhờ công đức tu tập tiêu trừ một phần nào, nhưng các nghiệp chưa tan, tất phải lần lượt đền trả. Như người thường đau yếu hoặc tàn tật, do kiếp trước đă tạo nghiệp sát sanh. Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, do kiếp trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người, hoặc đă tạo nghiệp hủy báng. Người bị nghèo khổ thiếu hụt, do kiếp trước không có ḷng xót thương tu hạnh bố thí. Người bị gông cùm tra khảo tù đày, do kiếp trước hay trói buộc, đánh đập, giam nhốt chúng sanh. Kẻ bị cô độc lẻ loi thiếu người phụ trợ, do kiếp trước không hoan hỷ kết duyên với mọi người. Những nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay tu hành khi bị oan trái đến, phải an ḷng nhẫn nại chịu đền trả, không nên oán trách buồn phiền. Trong các nghiệp, duy có nghiệp sát và nghiệp ái là nặng nhất. Cho nên Cổ đức than :“Bể nghiệp mênh mang, khó đoạn không chi hơn ái-dục. Cơi trần man mác, dễ phạm duy chỉ có sát-sanh !”. Cho nên trên đường tu đâu biết ai là toàn vẹn, ta không nên tự măn mà khinh thường người. Bởi nghiệp trái của chúng sanh rất nhiều, có khi đền trả hết lớp này lại đến lớp khác. Nhiều vị xem dường rảnh rang không oan trái, nhưng chưa hẳn là không có, chỉ v́ chưa đến thời tiết nhân duyên đền trả đó thôi. Muốn dứt oan khiên ta phải an nhẫn sám hối và cố gắng tu hành để diệt trừ.

       2- Tùy duyên hạnh : Đây là nói sự an phận tùy duyên của người tu cảnh nào sống theo cảnh ấy. Như cảnh giàu sang tùy theo giàu sang, cảnh nghèo hèn tùy theo nghèo hèn, cảnh hoạn nạn tùy theo hoạn nạn, cho đến cảnh thịnh-suy, họa-phước, đắc-thất, thị-phi … cũng đều như thế. An phận tùy duyên đây, là giàu sang mà không tự đắc kiêu căng, nghèo hèn hoạn nạn mà không buồn rầu đổi chí. Tại sao vậy ?  - V́ tất cả cảnh thịnh suy họa phước đều như huyễn, chỉ tùy nghiệp hiện lên một thời gian rồi diệt, có chi đáng tham luyến nản buồn ?

       3- Xứng Pháp hạnh : “Pháp” đây là Chơn-như pháp, đối với người tu Tịnh-độ là Niệm Phật Tam-muội. Người tu Thiền khi đi đứng nằm ngồi, tâm phải xứng hợp với pháp Chơn-như, như nước ḥa nước, như hư không hợp với hư không; C̣n người tu Tịnh-độ tâm lúc nào cũng phải trụ nơi câu niệm Phật. Cổ đức bảo :“Nếu tạm thời không trụ nơi chánh định, tức đồng như người đă chết”. Bởi không trụ được nơi chánh định, tức là bị trần cảnh đoạt. Bị trần cảnh cướp đoạt lôi cuốn, th́ Pháp-thân huệ-mạng không c̣n. Cho nên người tu Tịnh-độ nếu thường trụ nơi câu niệm Phật, th́ tâm-địa lần lần lặng yên sáng suốt, cảm thông với Phật, chắc chắn sẽ được văng sanh về cơi Phật, không nghi !

       4- Vô sở cầu hạnh : – Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi tất cả pháp đều như huyễn, sanh rồi diệt, diệt lại sanh, có chi chơn thật lại mong cầu ? Vả lại, pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phước, trong phước có họa, nên người trí vẫn b́nh thản, ở cảnh thịnh suy họa phước đều không động tâm. Thí dụ : Một Tăng sĩ khi ẩn tu nơi am tranh vắng vẻ, sự sống hẩm hiu, ít người thăm viếng, duyên đời tuy suy nhưng đạo lại thịnh. Ít lâu sau, nếu có người đạo tâm hay biết tới cúng dường, lần lần lập nên chùa to Phật lớn, Tăng chúng tập trung về đông đảo, chừng ấy phước duyên tuy thịnh nhưng phần giải thoát cho chính ḿnh lại bị suy suyễn, bởi vị ấy mắc bận tâm lo ứng phó với công việc bên ngoài mà quên việc chuyên tu cho chính bản thân ḿnh. Lẽ họa phước ẩn nương nhau cũng như thế ! V́ vậy người tu Phật lúc nào cũng phải giữ đúng bốn hạnh của đức Đạt Ma Tổ Sư dạy th́ mới có thể b́nh thản trước mọi chướng duyên ! ...

                                                                          [ BACK]                                                                       

Free Web Hosting