Hướng Dẫn Thiền

 

A. GIỚI THIỆU :

 

Đức Phật thành tựu đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác bằng  pháp môn Thiền định . Ngày nay để tỏ ḷng tôn kính Phật, khắp nơi trên thế giới, người đệ tử Phật vẫn tôn thờ Ngài với h́nh tượng tọa thiền.

 

B. ĐỊNH NGHĨA :

 

Thiền là phương pháp thực hành nhiếp tâm vào định, đưa tâm trí đến chỗ an tĩnh, sáng suốt không xuất hiện ư nghĩ, dấy động t́nh cảm…

 

C. MỤC TIÊU CỦA VIỆC TU TẬP :

 

Mục tiêu tối thượng của thiền định trong Đạo Phật là đạt đến Vô Ngă, giải thoát Niết Bàn.

 

HƯỚNG DẪN TỌA THIỀN :

 

1. Điều thân :

 

a. Điều dưỡng sự ăn uống :

 

- Trước giờ tọa thiền, không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ, v́ nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi thiền không yên ổn .( Nếu ngồi thiền vào buổi tối th́ buổi chiều nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo hoặc uống sữa …v...v...)

 

b. Y phục :

 

- Trước khi ngồi thiền phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh sự ngứa ngáy trong cơ thể . Nếu thời tiết lạnh phải mặc áo ấm, nếu thời tiết nóng th́ mặc y phục mỏng, rộng răi ... Nên ngồi thiền ở những nơi thoáng mát & sạch sẽ .

 

c. Động tác bắt đầu buổi tọa thiền :

 

- Trải một tấm toạ cụ trên mặt phẳng. Kích thước toạ cụ làm sao rộng  hơn diện tích ngồi lên là được. Toạ cụ có thể làm bằng vải dày, bằng chiếu lát, hoặc bằng một miếng nệm mỏng vài phân, miễn sao ngăn hơi ẩm dưới đất thấm lên trên và giúp bớt cấn đau da thịt là được.

- Nên kê bồ đoàn hoặc gối mềm để ngồi dễ thẳng lưng. Ngồi bồ đoàn làm cho ta cảm giác dễ thẳng lưng, vững hơn. V́ thế đỡ phải ráng  giữ lưng cho thẳng do phần mông đă được nâng lên một chút.

- Đừng mặc quần áo chật chội, bó chặt. Nhưng cũng không nên mặc quần áo thiếu trang nghiêm. Nếu ngồi trong chánh điện hoặc nơi trang nghiêm th́ nên  mặc áo tràng.

- Ánh sáng nên được dễ chịu, đừng sáng quá cũng đừng tối đen. Tránh chỗ gió thổi đến từ sau lưng. Nơi yên tĩnh vẫn là chỗ thích hợp nhất cho việc toạ thiền.

- Sắp xếp thời gian đều đặn mỗi ngày để toạ thiền th́ tốt. C̣n không th́ tuỳ những lúc thuận tiện mà ngồi. Không nên ngồi những lúc bụng c̣n  no.

 

d. Ngồi đúng tư thế kiết già :

 

- Tư thế : Bắt chân trái đặt lên đùi phải, sau đó kéo chân phải gác lên đùi trái (thật ra chân phải gác lên cả bắp vế và đùi trái).

- Phải cố gắng ngồi kiết già, đừng ngồi bán già (chỉ bắt tréo một chân).  Ngồi bán già tuy dễ nhưng lâu ngày tâm trở nên lỏng lẻo v́ thân không được khóa chặt.

- Hai bàn chân : Nằm vắt lên hai đùi ở một vị trí vừa phải, không quá sát hông, cũng không xa quá hông.

- Lưng : Giữ cho thẳng, không được để lưng cong chùng xuống, cũng đừng ưỡn lưng thẳng quá sức sẽ làm mau mệt và đầu bị căng (thần  kinh năo mệt mỏi).

- Hai vai : Để xuôi tự nhiên, tránh nghiêng bên cao bên thấp.

- Hai bàn tay: Đặt chồng lên nhau và cùng ngửa lên trên, nằm trên hai  gót chân, bàn tay phải để dưới, bàn tay trái để trên ḷng bàn tay phải, đầu hai ngón cái chạm nhẹ vào nhau. Giữ bàn tay thẳng đẹp, đừng để  bàn tay cong ṿng. Hai ngón út chạm vào nhau định một điểm ở đan điền.

- Hai cánh tay: Phải hơi khuỳnh ra xa hông. Nhớ giữ đừng để hai cánh tay buông xuôi ép sát vào hông. (giữ hai cánh tay như vậy có vẻ mất công, nhưng đó là điều kiện để tăng thêm sức mạnh. Nếu hai cánh tay  lơi lỏng ở gần hông, sau này việc nhập định bị chướng ngại.)

- Đầu: Không ngẩng lên, có vẻ hơi cúi xuống một chút xíu. Đừng để nghiêng qua một bên, hay quay qua một bên.

- Mắt: Mở rơ và nh́n xuống một điểm gần trước mặt. Giai đoạn mới tập  tu tuyệt đối không được nhắm mắt, v́ phải mở mắt mới thấy thân ḿnh có lắc động, nghiêng hay không khi so sánh với cảnh vật chung quanh. Đến chừng nào thành tựu chánh niệm tỉnh giác, dù nhắm mắt mà vẫn  không bị mê mờ th́ mới nên nhắm mắt. Khi mở mắt nh́n xuống, ta nên giữ cho cảnh vật luôn luôn hiện bày   ràng, không bị mờ mờ ảo ảo, không ngó qua chỗ khác. Nhưng không  chú ư ngoại cảnh v́ phải lo tập trung kiểm soát toàn thân.

- Miệng : Phải ngậm lại , chót lưỡi để trên chân răng hàm trên , răng phải giữ cho thong thả , đừng cắn cứng lại , nhờ đó hơi thở sẽ nhẹ nhàng .

 

2. Điều hơi thở ( Điều Tức ) :

 

* Cách dụng công :

+ Trước hết:

Hơi thở vào, ta biết rơ hơi thở vào.

Hơi thở ra, ta biết rơ là hơi thở ra.

Để rèn luyện sự chăm chú và tỉnh giác, chúng ta phải biết rơ là hơi thở đang ra hay vào. Ta sẽ thấy rơ hơi thở vào, rồi dừng lại, rồi đi ra, rồi dừng lại, rồi vào... nghĩa là ta theo dơi sự chuyển động của hơi thở một cách sát sao từng chút một. Nếu có lúc nào ta lơ mơ không rơ hơi thở đang ra hay đang vào, hay đang dừng lại để chuẩn bị đổi chiều, tức   ta đang mất tỉnh giác.

+ Kế đến:

Hơi thở vào dài, ta biết hơi thở vào dài.

Hơi thở vào ngắn, ta biết hơi thở vào ngắn.

Tức là hơi thở dài hay ngắn đều được biết rơ. Nhưng điều quan trọng ở đây là biết mà không can thiệp. Không được can thiệp để kéo hơi thở dài hay ngắn theo ư ḿnh. Chỉ đơn giản là biết mà thôi. Có khi hơi thở  dài, có khi hơi thở ngắn, chỉ nên yên lặng biết rơ không can thiệp.

- Trong suốt thời gian ngồi thiền chắc chắn hơi thở sẽ không đều đặn.  Những vọng động bí mật của nội tâm sâu kín sẽ chi phối vào hơi thở  khiến cho hơi thở khi mạnh khi yếu, khi dài khi ngắn khác nhau.

- Khi nội tâm yên tĩnh, hơi thở êm dịu và dài hơn; khi nội tâm xao động, dù âm thầm vẫn khiến cho hơi thở mạnh ngắn và gấp gáp.

 

3. Điều Tâm :

 

Trong khi ngồi thiền điều quan trọng nhất là phải giữ cho tâm ư được thanh tịnh . Nếu vọng tưởng khởi lên th́ phải buông bỏ ngay lập tức . Trong khi tọa thiền, tâm lúc nào cũng phải  tĩnh lặng sáng suốt th́ việc ngồi thiền mới có kết quả .

(Đối với người tu Tịnh độ cũng có thể niệm Phật trong khi ngồi thiền, có thể niệm thành tiếng hay niệm thầm tùy ư nhưng phải chậm răi, tâm ư nghe rơ, “quán trí hiện tiền”, nếu không tâm sẽ tạp niệm ( tán loạn ) hay hôn trầm …)

 

4. Xả Thiền :

 

Khi xả thiền , hành giả làm ngược lại tất cả , nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm , kế xả nơi tức và sau cùng mới xả thân .

 

a. Xả Tâm :

 

Hành giả phải nhớ lại coi năy giờ ḿnh ở đâu ? làm ǵ ? Ḿnh ngồi thiền có bị tán loạn hoặc hôn trầm không ?

 

b. Xả Tức :

 

Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt và hồi phục lại trạng thái b́nh thường như trước khi tĩnh tọa .

 

c. Xả Thân :

 

Sau khi Tâm, Tức đều xả xong , hành giả làm những động tác xoa bóp nhẹ nhàng ( mỗi động tác lặp đi lặp lại từ 3 - 5 lần ) :

+ Cúi đầu lên xuống .

+ Xoay đầu qua lại chậm chậm .

+ Chuyển động hai vai theo h́nh tṛn lên xuống .

+ Xoay toàn thân dựa trên trục eo lưng qua lại hai bên .

+ Xoay nắn hai bàn tay và hai cánh tay .

+ Đưa hai bàn tay chà xát cho nóng rồi đưa lên xoa đầu , mặt , hai tai , cổ , gáy .

+ Xoa hai bàn tay thật nóng áp vào mắt .

+ Xoa ngực , bụng , sườn .

+ Kéo chân ra xoa bóp nhẹ nhàng từ bắp đùi , đầu gối đến bắp chân , mắt cá chân , ḷng bàn chân và từng ngón chân .

Sau khi xả thân xong, hành giả ngồi tại chỗ một chút cho thoải mái . Nếu có thể, hành giả nên tụng bài kinh bát nhă rồi sau đó hồi hướng .

 

d. Kinh hành :

 

Sau khi tọa thiền, hành giả nên đi bách bộ kinh hành nhưng vẫn giữ tâm yên tĩnh như khi ngồi thiền, hơi thở vẫn điều ḥa không can thiệp .

 

Vài Lời Tâm Niệm :

 

Tâm tương ứng với Chánh định thời phát ra khinh an , trong thân sẽ thấy khoan khoái, nhẹ nhàng . Khi Thân và Tâm hiệp nhứt, hành giả sẽ ở trong định vắng lặng, sẽ thấy thân tướng Phật hiện tiền … Đó chính là do thiện căn nơi công đức tọa thiền mà có vậy !

Free Web Hosting