B Ố N   N G H Ệ   T H U Ậ T   S Ố N G

Thời Đức Phật c̣n tại thế, các vị đại đệ tử của Ngài chỉ được gọi là A-La-Hán, nhưng chúng ta thấy các ngài ấy rơ ràng đă hành Bồ-tát đạo, một trong số đó chính là tôn giả Xá-Lợi-Phất, Ngài có hạnh nguyện sống như Đất, như Nước, như Gió, như Lửa suốt cả cuộc đời ḿnh ! ...

+ Thế nào là Sống theo hạnh của Đất của ngài Xá-Lợi-Phất ?

Sống như Đất nghĩa là bắt chước cái hạnh của Đất : dù ta đổ lên đất những chất dơ, chất độc, chất hôi thối hay đổ lên đất những đồ quư giá thơm tho như vàng bạc, châu báu, nước hoa ... th́ đất vẫn tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên không vui mừng cũng không lấy làm oán thán, tủi nhục ... Cũng thế, tôn giả Xá-Lợi-Phất muốn dạy chúng ta rằng : khi những cảm thọ hạnh phúc hay đau khổ, thắng lợi hay thất bại, danh dự hay tủi nhục khởi lên trong ḷng, chúng ta phải giữ Tâm Chánh niệm, Tỉnh thức, không để sự rối loạn ( thất niệm ) tràn ngập vào Tâm.

+ Thế nào là Sống theo hạnh của Nước ?

Nước có đặc tính uyển chuyển, khi b́nh thường nước chảy êm, khi gặp trở ngại, nó có thể đi quanh chướng ngại vật hay vượt tràn qua. Nước có nhiều h́nh thức : lỏng, đặc, hơi, tuyết, sương ... Nước luôn giúp đỡ và phục vụ chúng sanh. Chúng ta học hạnh của nước, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng làm việc ích lợi cho tha nhân. Cũng như Đất, Nước có thể thu nhận bất cứ ǵ đổ vào, dù là dơ bẩn hay sạch sẽ, tốt lành hay độc hại, kể cả xác người hay thú vật ...v...v... Nước vẫn không từ chối. Chúng ta cũng vậy, phục vụ tha nhân với tấm ḷng rộng lượng bao dung và không phân biệt.

+ Thế nào là Sống theo hạnh của Gió ?

Gió là không khí chuyển động, gió có nhiều hành tướng khác nhau, lúc th́ mát dịu làm cho ta cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản, lúc th́ đổi chiều gây nên vũ băo cuồng phong, xua tan và quét sạch tất cả mọi thứ ... Tuy nhiên nó lại rất cần thiết đối với chúng ta, v́ nó là mạch sống, là hơi thở của chúng ta. V́ vậy, chúng ta phải luôn chú ư hơi thở để giữ ǵn chánh niệm, quan sát ngọn Gió này chính là "Chánh niệm" - "Trái tim của sự sống".

+ Thế nào là Sống theo hạnh của Lửa ?

Lửa là hơi nóng, Lửa có thể đốt cháy tất cả, thanh lọc tất cả, nhưng Lửa cũng là yếu tố nuôi sống Trái Đất của chúng ta, từ lửa của Mặt Trời hay lửa của một bếp hồng ở nông thôn, hay đốm lửa của một que diêm, đều rất cần thiết cho đời sống của con người. Lửa c̣n là hơi ấm, là nguồn năng lượng nuôi sống muôn loài. Lửa đem lại ánh sáng, xóa tan bóng đêm lạnh lẽo, đâm thủng màn vô-minh đen tối. Lửa măi măi vẫn là nguồn sống, đem lại sức nóng và hơi ấm nuôi sống cho nhân loại ! ...

Ngày nay chúng ta cần phải học theo gương hạnh của Tôn giả Xá-Lợi-Phất : Sống như Đất, như Nước, như Gió, như Lửa - Đó là bốn nghệ thuật sống đem lại cho chúng ta sự tỉnh thức, an lạc và hạnh phúc ngay giữa cuộc đời này !

NĂM NGHỆ THUẬT SỐNG ĐEM LẠI AN VUI VÀ HẠNH PHÚC

Khi nói đến nghệ thuật sống là tự thân chúng ta phải nghĩ tới sống như thế nào để thích nghi và ḥa hợp với gia đ́nh, xă hội, quê hương, đất nước. Với vai tṛ là những nhà lănh đạo tâm linh, cũng như nam nữ cư sĩ Phật tử chúng ta phải sống như thế nào để cảm nhận được sự b́nh an và niềm hạnh phúc mà bản thân ta có trong cuộc đời hằng ngày. Lại một điều nữa, chúng ta thường đọc ở trong Kinh điển, hoặc kinh nghiệm sống, hoặc qua quán chiếu hay tâm lư của con người trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể học hỏi từ những khóm tre cây trúc, của những ḍng sông, của cây mai, của đất, của áng mây ... Từ đó, chúng ta có thể chiết xuất và lấy đó là nghệ thuật sống của những người lănh đạo tâm linh hoặc là những vị Phật tử mong ước có một cuộc sống tỉnh thức và an lạc ngay giữa cuộc đời này ! ...

+ Nghệ thuật đầu tiên của cuộc sống là sống như cây tre khóm trúc : phải có tánh uyển chuyển và quân tử.

+ Nghệ thuật sống thứ hai là sống như ḍng sông : sống tùy duyên và ḥa hợp với tất cả mọi người.

+ Nghệ thuật sống thứ ba là sống như cây mai : kiên định, chịu đựng mọi sự khó khổ ở đời, vươn lên trong mọi hoàn cảnh, hầu đạt được thành tựu trên con đường giác ngộ.

+ Nghệ thuật sống thứ tư là sống giống như đất : nhẫn nhục, chịu đựng, kiên cố và vững chăi.

+ Nghệ thuật sống thứ năm là sống như những đám mây : thong dong tự tại, không vướng bận điều chi, không vướng mắc điều ǵ, sống cuộc đời an nhiên tự tại, giải thoát !

Những ai biết học hỏi và áp dụng những đặc tính trong thiên nhiên : Thực tập nghệ thuật sống nhẫn nhục, kiên định như đất; Bềnh bồng tự tại như mây; Chịu đựng và vươn lên như gốc mai già; Cuộc sống uyển chuyển như cây tre, bụi trúc; Nghệ thuật an nhiên chan ḥa, luôn ḥa ḿnh vào đại thể như ḍng sông ... Năm nghệ thuật sống cốt lơi này, nếu sống đúng, sẽ giúp chúng ta có một gia đ́nh, một cộng đồng xă hội hài ḥa, thanh b́nh, an lạc và hạnh phúc !

NGHỆ THUẬT SỐNG THIỀN - VIPASSANA -

Mọi người đều t́m kiếm an lạc và hài ḥa bởi v́ đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bứt rứt, bực bội,“không yên”. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho ḿnh mà thường trút đổ sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an lạc với chính ḿnh và an lạc với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xă hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống an lạc được ? Làm sao có thể duy tŕ được hài ḥa nội tâm, duy tŕ được sự an lạc, hài ḥa xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an lạc và hài ḥa ?

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta t́m hiểu vấn đề này, nó trở nên rơ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền năo, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền năo trong tâm, một sự xấu, bất tịnh tinh thần không thể tồn tại chung với an lạc, hài ḥa được.

Chúng ta khởi sự tạo ra phiền năo bằng cách nào ? Một lần nữa nếu t́m hiểu chúng ta sẽ thấy rơ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai hành xử theo lối chúng ta không thích, hoặc ta thấy những ǵ xẩy ra mà ta không muốn. Những điều trái ư xẩy ra và chúng ta tạo căng thẳng trong tâm. Những cái chúng ta muốn mà không được v́ vài trở ngại nào đó và ta trở nên căng thẳng, tạo thành những gút mắc. Và trong suốt cuộc đời, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra gút mắc làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền năo khiến cho cuộc đời trở nên đau khổ.

Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều ǵ trái ư xẩy ra, để mọi điều đều xẩy ra theo ư ḿnh. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ư không xẩy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể được. Không một ai trên cơi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xẩy ra theo ư ḿnh mà không có ǵ trái ư xẩy ra. Sự việc tiếp tục xẩy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là : Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều không hài ḷng ? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được an lạc và hài ḥa ?

Tại Ấn độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đă nghiên cứu vấn đề này — vấn đề đau khổ của con người — để t́m ra giải pháp. Nếu điều ǵ trái ư xẩy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hăi, hoặc bằng những bất tịnh khác, th́ ta lập tức chuyển sự chú tâm vào cái ǵ khác. Ví dụ : đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lập lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ bớt được phần nào phiền năo, sẽ nguôi bớt giận.

Giải pháp này hữu ích và luôn luôn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm ta sẽ bớt bứt rứt. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở phần nhận thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền năo sâu vào trong vô thức, và ta vẫn gia tăng gấp bội những phiền năo đó. Ngoài mặt có vẻ có an lạc, hài ḥa, nhưng trong đáy ḷng vẫn c̣n một núi lửa bị đồn ép đang ngủ yên và sẽ bùng nổ dữ dội không biết lúc nào.

Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đă t́m hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách trực nghiệm sự thật về tâm và thân ngay trong chính họ, nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là sự tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được ǵ cả. Quư vị phải nh́n thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền năo nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quư vị khởi sự quan sát, phiền năo sẽ giảm cuờng độ và từ từ biến mất.

Giải pháp này rất tốt v́ tránh được những cực đoan : không dồn nén cũng không buông thả. Vùi sâu sự phiền năo trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, và để nó tung hoành bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quư vị chỉ quan sát th́ phiền năo sẽ mất đi, và quư vị sẽ loại trừ được nó.

Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không ? Đối phó với cái xấu của chính ḿnh không phải là dễ. Khi sân hận nổi lên, lập tức chúng ta bị chế ngự khiến chúng ta không thể nhận ra được. Rồi mù quáng v́ sân hận, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính ta và người khác. Sau đó, khi đă nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin được tha thứ của người này, người nọ, hoặc các vị thần linh :“Ôi tôi đă tạo nên lỗi lầm, xin tha thứ cho tôi !” Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào t́nh trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi ǵ cả.

Sự khó khăn là chúng ta không biết khi nào phiền năo bắt đầu. Nó khởi sự trong vô thức và khi đă lên đến tầng nhận thức nó đă có đủ sức mạnh chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.

Giả thử tôi mướn một thư kư riêng để khi nào sân hận nổi lên, người thư kư nói với tôi :“Coi ḱa, sân hận đă bắt đầu”. Bởi v́ tôi không biết khi nào sân hận xẩy ra, tôi phải mướn đủ thư kư cho ba ca. Nếu tôi có khả năng làm thư thế, và khi sân hận nổi lên lập tức người thư kư báo cho tôi :“Coi ḱa sân hận đă bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi làm là mắng người thư kư :“Đồ ngốc, bộ tưởng tôi trả tiền để dạy bảo tôi hả ?” Tôi đă bị sự sân hận chi phối nên sự khuyên bảo không giúp ích ǵ được.

Giả thử tôi vẫn c̣n đủ trí khôn và không la mắng người thư kư. Trái lại, tôi c̣n nói :“Cám ơn nhiều ! Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát sự sân hận của tôi”. Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, căn nguyên gây ra sân hận hiện ra trong đầu : Người hoặc sự việc gây ra sự sân hận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát sự sân hận mà chỉ quan sát căn nguyên gây ra sân hận. Điều này chỉ làm cho sân hận gia tăng và không giải quyết được ǵ cả. Thật khó khăn khi quan sát phiền năo hoặc cảm xúc trừu tượng và tách riêng được những căn nguyên bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một người đă giác ngộ đă t́m ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào có phiền năo trong tâm, về sinh lư có hai việc xẩy ra cùng một lúc : một là hơi thở mất nhịp điệu b́nh thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền năo đến trong tâm. Ở mực độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu tạo ra những cảm giác. Mọi phiền năo đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người b́nh thường không thể quan sát được những phiền năo trừu tượng trong tâm như sợ hăi, sân hận, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách th́ rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác, hai cái liên quan trực tiếp với những phiền năo trong tâm.

Sự hô hấp và cảm giác sẽ giúp ta hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư kư riêng. Ngay khi phiền năo nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất b́nh thường. Nó sẽ báo động :“Coi ḱa, có cái ǵ không ổn”. V́ chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có ǵ không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta thấy sự phiền năo mất đi.

Hiện tượng này giống như hai mặt của đồng tiền. Một là ư nghĩ, cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ư tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền năo nào trong tâm đều thể hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền năo trong tâm. Thay v́ tránh né vấn đề, chúng ta phải trực diện với thực tế hiện hữu. Kết quả ta thấy rằng, phiền năo mất đi sức mạnh, chúng không c̣n trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên tŕ, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu sống an lạc, một cuộc sống ngày càng ít những điều xấu.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tế ở hai trạng thái : bên trong và bên ngoài. Trước đây, chúng ta chỉ nh́n bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn t́m kiếm ngoài ta về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi sự thật bên ngoài. Vô-minh về sự thật bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng bạc. Chúng ta có thể có ư thức về hơi thở của ḿnh cũng như những ǵ xẩy ra trong người. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta biết cách chỉ quan sát mà không mất b́nh tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của ḿnh. Trái lại, chúng ta để cho phiền năo thể hiện rồi mất đi.

Càng thực tập phương pháp này, những phiền năo càng ngày càng mất đi nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta hết những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy t́nh thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy ḷng từ bi về những đau khổ, những thất bại của người khác, đầy mừng vui v́ sự thành công, an lạc của người, đầy b́nh tâm trong mọi hoàn cảnh.

Khi đạt được tŕnh độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Không thể nào có thể có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an lạc và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân b́nh không những chỉ trở nên an lạc mà bầu không khí chung quanh cũng nhuốm đầy an lạc và hài ḥa. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác, giúp ích cho họ luôn.

Bằng cách giữ được b́nh tâm với mọi cảm xúc trong người, ta t́m được cách tách rời những ǵ ta gặp bên ngoài ta luôn. Tuy nhiên sự thoát ly không phải là cách tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana thường trở nên nhạy cảm đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng ḿnh để xoa dịu những khổ đau này, không phải v́ bắt buộc, mà với đầy từ, bi và b́nh tâm. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện, học được cách tham gia hết ḷng, tham dự nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, cùng một lúc duy tŕ được sự b́nh tâm. Bằng cách này, họ giữ được an lạc và hạnh phúc, đồng thời tạo nên an lạc và hạnh phúc cho người khác.

Đây là những ǵ Đức Phật giảng dạy : Một Nghệ Thuật Sống. Ngài không dạy cho họ những giáo điều, những h́nh thức nghi lễ rỗng tuếch. Ngài chỉ dậy cho họ quan sát thiên nhiên hiện hữu bằng cách quan sát thực trạng nội tâm. V́ vô-minh nên chúng ta cứ hành xử theo lối có hại cho ḿnh và cho người. Nhưng khi đă có trí tuệ - trí tuệ của sự quan sát sự thật đúng như thật — thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự b́nh tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lư. Lối hành xử như vậy chỉ có thể tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho ḿnh và cho người.

Như vậy điều cần thiết là “Biết Ḿnh”, lời khuyên của mọi thánh nhân ! Chúng ta phải hiểu chính ḿnh không phải chỉ bằng sách vở, bằng lư thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc ḷng tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những ǵ chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực thể của hiện tượng tâm và thân này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta giải thoát khỏi đau khổ.

Sự trực nghiệm nội tâm của chính ḿnh, phương pháp tự quan sát này được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách b́nh thường với con mắt mở rộng. Nhưng vipassana là quan sát sự thật đúng như thật chứ không phải tưởng như thật. Sự thật hiển nhiên phải được xuyên thủng cho tới khi ta đạt được sự thật tối hậu của toàn thể cấu trúc tâm lư - vật lư. Khi đă chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền năo mới và những phiền năo cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đưọc hạnh phúc thật sự.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm phá hại sự an lạc, hài ḥa của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều tối cần trong bước đầu của sự tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm đủ tĩnh lặng để tiến xa hơn.

Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng : đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự tập luyện về hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp b́nh thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được yên tĩnh, để nó không bị những phiền năo chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm đủ bén nhạy và sâu sắc để đưa đến tuệ giác.

Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết nhưng chúng chỉ đưa đến sự dồn nén những phiền năo nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết những phiền năo bằng cách phát triển huệ nhăn vào chính bản thân ḿnh. Đây là Vipassana : Chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát trong ta một cách vô tư, có phương pháp những hiện tượng thay đồi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là tổng hợp những lời dạy của Đức Phật : tự thanh lọc tâm bằng tự quan sát.

Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không riêng cho người nào. Khi ta đau khổ v́ sân hận, nó không phải sân hận của Phật giáo, hoặc sân hận của Ấn độ giáo, hoặc sân hận của Thiên chúa giáo. Sân hận là sân hận. Khi ta bị giao động v́ giận dữ, sự giao động này không phải riêng của người theo Thiên chúa giáo, hoặc Do thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.

Vipassana là loại thuốc này. Không ai phản đối lối sống tôn trọng an lạc và hài ḥa của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm ḿnh. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác vào chính bản thân ḿnh để có thể giải thoát tâm ḿnh khỏi những phiền năo. Vipassana là đường lối chung cho mọi người.

Quan sát thực thể bằng cách quan sát sự thật nội tâm — đây là biết ḿnh trực tiếp và bằng trực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát được đau khổ v́ tâm phiền năo. Từ một sự thật sơ đẳng, ngoại vi, giả thực, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về tâm và thân. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được sự thật bên kia tâm và thân, vượt thời gian và không gian, vượt môi trường tương đối : chân lư về sự giải thoát hoàn toàn khỏi phiền năo, bất tịnh và khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; đó là mục tiêu cuối cùng của con người !

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA KỂ CHUYỆN TÁI SANH TRONG PHẬT GIÁO

Trong quyển Rebirth in Early Buddhism & Current Research [ Tái Sanh Trong Phật Giáo & Nghiên Cứu Hiện Nay Về Tái Sanh ] của Bhikkhu Analayo ( vị Sư sanh ra ở Đức, xuất gia ở Sri Lanka ),  Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có kể lại những câu chuyện tái sanh trong Phật Giáo thời hiện đại như sau :

+ Chuyện Thứ Nhất - Ngài kể :Mẹ của tôi thường nói lúc c̣n nhỏ tôi đă có những kư ức rơ ràng về kiếp trước của tôi !”... Ngoài ra, Ngài c̣n kể những câu chuyện tái sanh trong Phật giáo và những kinh nghiệm riêng, khảo sát riêng của ngài về vấn đề tái sanh; cùng với những mẫu chuyện của các nhà sư Phật giáo Tây Tạng khi c̣n thơ ấu đă nhớ về kiếp trước và t́m về tu viện cũ ngày xưa họ đă tu hành.

+ Chuyện Thứ Hai :Trong đầu thập niên 1980s, tôi gặp hai bé gái ( một từ Patiala và một từ Kanpur ở Ấn-Độ ), cả hai đều nhớ rất rơ ràng về kiếp trước của họ, cả nơi sinh sống lẫn cha mẹ hồi tiền kiếp !”.

+ Chuyện Thứ Ba :Gần đây, tôi gặp một bé trai sinh ở Lhasa ( Tây Tạng ), nhưng lại sống gần nơi tôi cư ngụ ( Dharamsala ), cậu nói rằng :Tôi không đến từ nơi này ! Nơi của tôi là phía nam Ấn-Độ. Sau đó, cậu dẫn cha mẹ cậu ( kiếp này ) tới Tu Viện Gaden Monastery ( Tu viện lớn của ḍng Gelug tại Karnataka, trong khu định cư Mundgod của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn-Độ ), cậu chỉ vào căn nhà mà cậu đă từng ở trong kiếp trước, sau đó chỉ vào căn pḥng có một cái hộp, rồi nói :Nếu nh́n vào trong cái hộp này, mọi người sẽ thấy cặp mắt kính của tôi, và đúng là họ đă thấy như thế !”.

+ Chuyện Thứ Tư :“Tôi có một người bạn Tây Tạng sống ở Hoa Kỳ có một đứa cháu nội, là tái sanh của một Lạt-Ma mà người bạn này trước đó đă quen biết. Thế nhưng cha của cậu bé không muốn con trai ḿnh được công nhận và tu học như một Lạt-Ma tái sanh, và do vậy đưa cậu vào trường học đời thường. Nhưng người ông của đứa bé kể với tôi rằng : cháu bé thường nói :Đây không phải là nơi con nên ở, con nên ở tại Ấn-Độ, trong tu viện Drepung Loseling Monastery. Sau cùng th́ người cha của đứa bé cũng đành chấp nhận và cho cậu vào tu viện ở Ấn Độ để tu hành ! ...

Đây thật sự là một quyển sách hay và hữu ích cho các nhà nghiên cứu Phật học ngày nay, nhất là những người đang quan tâm đến việc tái sanh : không biết thực có tái sanh ở đời sau hay không ? [ Quyển này có thể đặt mua trên Amazon.com - Nguyên bản bằng tiếng Anh ]

Free Web Hosting