SỐNG THIỀN

 

Thiền học đă không c̣n là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đă được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước. Đến nay, nó đă đi vào học đường, đi vào các sinh hoạt cộng đồng v.v... Đó là điều đáng phấn khởi, đáng khích lệ, nhưng mặt khác, cũng là điều đáng  lưu tâm ... Bởi v́ Thiền vốn là một phương pháp tu tập cao siêu đ̣i hỏi hành giả phải đủ ư lực và trí lực để đeo đuổi, chứ không phải là một bài toán học, một công thức hay luật tắc để có thể trao truyền và đón nhận một cách dễ dàng qua sự rao giảng giữa công chúng. Thiền là lẽ sống và lẽ sống đó chỉ có giá trị với kẻ nào nắm được nó, tức là sống trong nó, thể nghiệm nó.

 

THIỀN LÀ G̀ ?

 

Có người đến hỏi vị thiền sư :“Thiền là ǵ ?”. Vị thiền sư không đáp thẳng, chỉ rót trà mời khách :“Uống trà đi.”

 

Thiền là ḍng sống lặng lẽ của tự tâm và thiền sư là kẻ nắm chắc được ḍng sống ấy—thực ra, ngay cả những lời vừa nói, chẳng có lời lẽ dông dài hay đơn giản nào, có thể nói lên được ư nghĩa của thiền nếu không nắm được ḍng sống đó.

 

THIỀN TRONG CỬA THIỀN

 

Tại Nhật Bổn và Trung Hoa, Thiền tông là một trong mười tông phái lớn của Phật giáo (Luật tông, Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Câu Xá tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Tam Luận tông, Thành Thật tông và Thiên Thai tông—Nhật Bổn có thêm hai tông phái khác nữa là Nhật Liên tông hay Pháp Hoa tông và Chân tông hay Tịnh Độ Chân tông). Nhưng ở nước ta, với dung hóa tính của dân tộc Việt Nam, Phật giáo không có sự phân chia tông phái rơ nét. Các tự viện và chùa chiền ở Việt Nam đều được gọi chung là Thiền môn (Cửa thiền). Đúng như nhận xét của một vài bậc thiện tri thức trước đây về đặc tính sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam : sinh hoạt trong các chùa Việt Nam dung hợp các pháp môn tu tập của các tông phái lớn mà ở nước khác người ta phân chia rơ rệt. Một tu sĩ hay cư sĩ tại gia Việt Nam có thể chuyên tụng đọc và t́m hiểu Kinh Pháp Hoa (Pháp Hoa tông), niệm danh hiệu Phật A Di Đà (Tịnh Độ tông), đọc thần chú (Mật tông) và tọa thiền (Thiền tông) mà không thấy trở ngại ǵ. Trong một khóa lễ tại các chùa Việt Nam, người ta thấy sự tổng hợp của các thiền ngữ, các câu thần chú và danh hiệu Phật. Sự phân chia tông phái để phát triển là nét đặc thù của Phật giáo Nhật Bổn và Trung Hoa, nhưng sự dung hợp các tông phái cũng chính là chỗ độc sáng của Phật giáo Việt Nam vậy. Do đó, các vị tu sĩ Việt Nam được huấn luyện từ nhỏ trong chùa sẽ không bao giờ thắc mắc hay đặt vấn đề là ḿnh tu Thiền hay tu Tịnh độ. Mục đích chính của việc tu tập là để đạt đến giải thoát, c̣n pháp môn, tông phái, chỉ là phụ thuộc ...

 

Đă có nhiều cuốn sách nói về Thiền học Việt Nam tuy không phải là đầy đủ nhưng tưởng cũng rất rơ nét. Qua đó người ta thấy ngay cả một chú tiểu ở chùa Việt Nam thường được giáo dục trực tiếp từ cuộc sống thường nhật của vị thầy (thân giáo). Mỗi cử chỉ, lời nói, hành động của chú đều được thầy quan sát và điểm hóa khiến cho đời sống của chú từng giờ từng phút không lúc nào là không phù hợp và ḥa nhập với lẽ đạo. Với ba ngàn cung cách và tám vạn đức hạnh chi tiết (tam thiên oai nghi, bát vạn tế hạnh) được vị thầy thân cận nhắc nhở, chỉ giáo, tác phong của chú từ giai đoạn nỗ lực tập trung bước sang thành quả thuần thục thanh thoát lúc nào chính chú cũng không hay biết. Khi chú đặt tách nước lên bàn hơi nặng tay, vị thầy có thể im lặng không quở trách ǵ mà chỉ cần đặt lại tách nước trên bàn một cách cẩn trọng, nhẹ nhàng, không gây tiếng động. Từ tác phong đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến quét nhà, tưới rau, nhất nhất mọi việc chú đều có thể học được từ nơi vị thầy. Chú không biết là chú đang học và thực hành thiền đạo. Vị thầy cũng không bao giờ nói là ông đă và đang dạy thiền cho chú. Nhưng, mọi động tác của vị thầy, không động tác nào mà không nói lên sự tịch lặng của bản thể. Cả thầy lẫn tṛ có thể suốt đời sống trong thiền mà không cần phải bàn tán, luận giải ǵ về thiền cả.

 

Trải qua trên hai mươi năm hoặc trên nữa, sống trong không khí tịch lặng giải thoát của thiền môn, chú tiểu đó đă trở thành một vị thầy, sớm chiều kinh kệ công phu; ngày th́ v́ ḷng từ bi phải sống với người, tiếp xúc, an ủi vỗ về, hướng dẫn bao kẻ đau khổ, có khi phải tụng đám ma cho người chết mất luôn cả ngày; đêm th́ một ḿnh tọa thiền, niệm Phật trong pḥng riêng, trên giường nằm, chưa một ngày xao lăng. Từ sáng đến tối, các sinh hoạt của vị thầy ấy không có việc làm nào mà không nằm trong oai nghi tế hạnh, không có việc làm nào nằm ngoài tinh thần và sinh hoạt truyền thống của thiền môn cả ...

 

Thực ra, người tu Phật nếu biết sống trở về với bản tâm chân thật của chính ḿnh tức là đă sống thiền rồi đó ! Không cần ngôn từ ǵ để giải thích thêm cả ...

 

Người tu Phật coi trí tuệ mới là sự nghiệp duy nhất ! ( Duy Tuệ Thị Nghiệp )   Dù phương tiện pháp môn tu tập có khác nhau nhưng cứu kính vẫn gặp được nhau là đều được giải thoát sanh tử luân hồi ! ... Nếu hiểu được lư lẽ đó th́ việc tu thiền hay tu tịnh độ cũng đều như nhau mà thôi ! ...

 

Free Web Hosting