K H A I     T H Ị     P H Ậ T     P H Á P

 
 
Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy :

Đệ nhứt Giác ngộ :
Thế gian vô thường
Quốc độ nguy thúy
Tứ đại khổ không
Ngũ ấm vô ngă
Sanh diệt biến dị
Hư ngụy vô chủ
Tâm thị ác nguyên
H́nh vi tội tẩu
Như thị quán sát
Tiệm ly sanh tử !

Nghĩa là : Người tu Phật lúc nào cũng phải giác ngộ cuộc đời là vô thường, trái đất th́ gịn bỡ, vũ trụ mong manh tạm bợ. Sự cấu tạo của bốn đại là trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ; tập hợp năm ấm là vô ngă, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta là cội nguồn phát sinh điều ác, thân ta là nơi tích tụ tội lỗi. Quán chiếu như thế dần dần thoát ly sanh tử ! ...

Điều giác ngộ thứ nhất này không phải chỉ riêng người tu Phật mới giác ngộ ra, mà tất cả chúng sanh trên thế gian này hiện giờ cũng đều đă được giác ngộ ! … Bằng chứng là chúng ta vừa gánh chịu một trận động đất kinh hoàng ở vùng Đông-Bắc Nhật-Bản hồi tháng 3 năm 2011 vừa qua, tiếp sau đó là trận đại hồng thủy tràn vào ngay thủ đô Băng-Cốc Thái-Lan làm cho bao nhiêu sinh mạng, bao nhiêu tiền của bị mất mát; kẻ mất cha, người mất mẹ, mất luôn cả con cái, anh em thân thuộc, bạn bè ... Như vậy có phải là do thế gian vô thường, trái đất gịn bỡ gây ra không ? …

Chúng ta ai ai cũng đều thấy được, nghe được, hiểu được những sự việc đó, nhưng không ai có thể cứu được ! Bởi v́ đó là những thiên tai ngoài ư muốn của chúng ta ! … Dù cho khoa học kỹ thuật trên thế giới có tân tiến đến đâu đi nữa cũng không có thể ngăn chặn được. Đó là một lẽ thực ! Duy chỉ có một điều chúng ta có thể làm được là dự đoán và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra mà thôi ! ... Ngoài ra chúng ta c̣n có thể làm được một việc nữa là cùng chung tay góp sức bảo vệ trái đất này của chúng ta để tuổi thọ của nó được lâu bền thêm ! ... Muốn vậy mỗi người chúng ta phải bớt đi những tham vọng cho nhu cầu của cuộc sống, luôn nhớ câu người xưa thường nói :“Tri túc thời túc” (Biết đủ th́ đủ), sống một cuộc đời giản dị khiêm tốn, an phận thủ thường, an nhiên tự tại, hy sinh v́ người khác, giúp Đạo, giúp đời ... Có như vậy, ḿnh mới không hổ thẹn mấy mươi năm có mặt trên thế gian này đă giúp ích được cho Đạo, cho đời.

Đời người vô cùng ngắn ngủi, phải sớm giác ngộ mà tu hành !. Đó là lời khuyên bảo tha thiết của Chư-Phật và Bồ-Tát đối với chúng ta. V́ thế mỗi người con Phật chúng ta hôm nay phải luôn ghi nhớ những lời dạy này của Chư Phật và Bồ-Tát mà ứng dụng trong đời sống tu học hằng ngày của chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta nên dành một ít thời gian để ngồi thiền hay niệm Phật ... Chúng ta ngồi thiền để điều ḥa hơi thở của ḿnh, đồng thời cũng giữ được thân khẩu ư thanh tịnh. Khi thân khẩu ư thanh tịnh th́ không c̣n phiền năo trong tâm, không c̣n phiền năo trong tâm tức là được an định hoàn toàn. Khi đó chúng ta sẽ có được trí tuệ sáng suốt tuyệt vời. Nhà Phật gọi là từ chân-tánh phát ra diệu-dụng ! ... Chúng ta niệm Phật là nhớ Phật và nghĩ tưởng tới Phật ! Chủ đích của pháp môn này là dùng câu niệm Phật để dẹp trừ tâm loạn tưởng. Tâm loạn tưởng hết rồi gọi là niệm Phật nhất tâm, lúc đó trí tuệ sáng suốt hiện tiền. Cho nên niệm Phật tới nhất tâm là đi tới chỗ định, từ định phát sanh trí tuệ. Gốc của sự tu là đi tới thiền định và trí tuệ để được giải thoát. Cho nên biết nhất tâm của người tu niệm Phật gọi là Niệm Phật Tam-muội, cũng đồng nghĩa với chỗ định của người tu thiền ! ... Cả hai pháp môn này nếu chúng ta biết ứng dụng trong đời sống tu học hằng ngày nhất định chúng ta sẽ được an lạc và khi nhắm mắt chắc chắn sẽ được về cơi tịnh, không nghi ! (Tam-nghiệp hằng thanh tịnh th́ đồng Phật văng Tây-phương)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Trong Kinh Bách Dụ, Đức Phật đă dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ những mê lầm nơi đây th́ Niết Bàn sẽ hiện tiền ngay đó ! ... Dưới đây là những mẫu chuyện mà Đạo Hữu xem qua thấy rất là hay và tâm đắc muốn giới thiệu cho mọi người xem :

+ LĂO SƯ BỊ HÀNH HẠ

Thuở xưa có một lăo sư có hai người đệ tử theo hầu, v́ chân ông có bịnh không duỗi ra được, thường thường chóng nạng đi, ông nhờ hai người đệ tử ấy đấm bóp hai chân ông. Nhưng thường ngày hai đệ tử này không ḥa thuận với nhau. Người nào cũng nói: 
- Không phải ta chán ghét ngươi, mà chính là người chán ghét ta !
Hai người coi nhau như oan gia nghiệp báo.
Hôm nọ, một người có việc đi nơi khác, người ở lại nhà bèn dùng đá đập găy cái chân lăo sư mà người đệ tử đi vắng thường ngày xoa bóp. Khi người kia trở về, thấy vậy phi thường phẩn nộ, định tâm báo thù, lập tức dùng đá đập găy cái chân c̣n lại của lăo sư mà người kia ở nhà thường hay đấm bóp, khiến cho vị lăo sư găy mất cả hai chân !

*** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu học Phật pháp thường có t́nh trạng nầy: Phái Đại thừa bài xích Tiểu thừa, hoặc giả Tiểu thừa chê bai Đại thừa, hoặc Tông phái này vô cớ phản đối Tông phái kia ... Phật tử tranh chấp như thế, chính là tự tay ḿnh đem Kinh giáo của Phật hủy diệt hết !

+ ĐẦU RẮN VÀ ĐUÔI RẮN TRANH CĂI

Một hôm nọ, đầu rắn và đuôi rắn sanh ra tranh chấp lẫn nhau. 
Đuôi rắn nói: - Hôm nay để ta đi trước.
Đầu rắn trả lời: - Thường thường ta đi trước, tại sao nay ngươi đ̣i đi ngược như vậy?
Đầu rắn và đuôi rắn điều nhận thuyết của ḿnh có lư hơn, tranh chấp với nhau măi. Rốt cuộc đầu rắn chuyển ḿnh đi trước, đuôi rắn bèn quấn chặt vào thân cây không nhả, đầu rắn đi không được, đành phải nhường cho đuôi rắn đi trước ḿnh. Nhân v́ đuôi rắn không có mắt nên chạy lui vào hầm lửa bên đường, làm cho toàn thân rắn đều bị cháy thui trong lửa !

*** Chuyện nầy tỉ dụ: Thầy tṛ phải kính mến lẫn nhau, có một số người đệ tử chê thầy già cả lẫn lộn, muốn giành quyền lănh đạo của thầy, không tôn kính bực sư trưởng. Nhưng v́ đệ tử tuổi c̣n nhỏ, không có kinh nghiệm, không tôn trọng kỷ luật, quy điều, ra làm việc thường hay lầm lạc, nên thường bị thất bại nặng nề. Chính ḿnh phải chịu sự đại tổn thất !

+ NGƯỜI NGHÈO

Thuở xưa có một người nghèo làm lụng vất vả, để dành được một ít tiền, xem thấy người giàu khác trong tâm tưởng rằng:
- Tiền của ta phải cho nhiều mới cùng người nhà giàu kia so sánh được. Nếu phải đem ra so sánh th́ thật là thua xa, do đó y buồn bă thất vọng, muốn đem số tiền ít oi của ḿnh đă có ném xuống sông.
Người chung quanh thấy thế can rằng:
- Tiền của anh tuy rất ít, nhưng có thể nuôi sống được anh bao nhiêu ngày. Nếu anh quăng xuống nước hết, chẳng phải là một xu cũng không c̣n không ?

*** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong hàng tăng chúng xuất gia, thấy các Đại đức, Thượng toạ được người cúng dường nồng hậu, c̣n ḿnh th́ được ít, lợi dưỡng không bằng các Đại đức kia, chẳng những tự ḿnh không chịu gắng gổ tinh tấn tu học, mà lại nhân tài đức lợi dưỡng không bằng, rồi muốn bỏ đạo không tu, thật là hành động trái ngược !

+ CHE DA LẠC ĐÀ

Thuở xưa có người thương gia cùng hai đệ tử dắt con lạc đà ra xứ ngoài t́m kế sanh sống, đem theo một ít hàng lụa quư giá vô song và mùng mền tốt đẹp tột bực; tất cả hàng hóa đều chở trên lưng con lạc đà. Đi được nửa đường con lạc đà chết, người thương gia bèn lột da lạc đà để lại, rồi sửa soạn đi trước, bảo hai người đệ tử ở lại xem chừng. Khi chia tay, ông căn dặn hai người đệ tử:
- Chúng con hăy chăm nom chút vật nầy cho kỹ lưỡng, hăy căng da con lạc đà ra đừng để nó ẩm ướt.
Sau khi người thương gia đi rồi, không bao lâu th́ trời mưa rất lớn, hai người đệ tử sợ da lạc đà bị ướt, bèn đem hàng lụa quư giá và mùng mền tốt đẹp đậy lên. Rốt cuộc những hàng hóa quư giá đậy trên da lạc đà đều bị hư mục hết ! Giá của những hàng hóa quư giá đem so với giá tiền da lạc đà, đắt hơn gấp trăm ngàn lần, vậy mà không biết !

*** Chuyện nầy tỉ dụ: Người học Phật pháp, không chịu nghiêm tŕ tịnh giới, tu định, khai huệ mà chỉ một bề lo tu phước như làm việc từ thiện, bố thí, cúng dường v.v... Hành động như thế chỉ là bỏ gốc theo ngọn, không thể thoát ly sanh tử chứng quả Niết bàn ! V́ lẽ đó, Phật tử trước phải lo tinh nghiêm hộ tŕ giới luật, rồi sau mới tu tài thí và các hạnh lành, như hai người đệ tử của gă thương gia, phải trước lo giữ ǵn những hàng hóa quư báu, rồi sau hăy ǵn giữ da con lạc đà, như thế mới là hợp lẽ !

+ CHÓ VÀ CÂY

Thuở xưa có một con chó ngủ dưới gốc cây, th́nh ĺnh có một trận gió thổi đến, cành cây găy rớt trên lưng nó. Nó hoảng kinh chạy qua một chỗ trống khác nằm nghỉ, mắt vẫn nhắm, không thấy nhánh cây do cây gẫy đập vào lưng. Đến chiều vẫn c̣n ở tại đó nghỉ ngơi. Nhưng một lúc sau nó mở mắt ra ngó tứ phía, thấy xa xa có một trận gió thổi qua các hàng cây, làm cho cành lá không ngưng chuyển động. Nó tự nói một ḿnh: "Cây gọi ta trở về chỗ cũ". Thế rồi nó bon bon chạy về dưới gốc cây xưa nằm ngủ !

*** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu học Phật pháp, chí nguyện phải kiên quyết không dời đổi, không nên v́ sư trưởng la rầy quở trách, liền muốn bỏ đi. Trong thời gian ĺa thầy cách bạn gặp nhiều nghịch cảnh khổ tâm, rồi ăn năn muốn trở về thân cận với sư trưởng. Đi đi lại lại luống phí thời gian, thật là hành động sai lầm đáng thương xót !

GIỚI  THIỆU  100  ĐIỀU  ĐẠO  ĐỨC  CỦA  PHẬT  TỬ  TẠI  GIA  [  ĐẠI  ĐỨC  THÍCH  NHẬT  TỪ  BIÊN  SOẠN  ]

CHƯƠNG 1 : QUI ĐỊNH TỔNG QUÁT

Điều 1 : Trước khi đi theo đạo Phật, bạn cần phải t́m hiểu, suy tư lời Phật dạy và luật tắc đạo đức này. Chỉ khi nào bạn nhận thấy rằng đạo Phật là lư tưởng, là chân lư, là sự sống, là sự trưởng thành đạo đức và trí tuệ, bạn hăy phát nguyện trở về sống với gia đ́nh của đạo Phật.

Điều 2 : Người Phật tử nên đến với đạo Phật bằng thái độ chánh-kiến, chánh-tư-duy; vâng giữ và thực hành lời vàng Phật dạy, phù hợp với nếp sống Chánh-pháp, góp phần làm trong sạch và an lạc xă hội.

Điều 3 : Người Phật tử là người sống phù hợp và trung thành với lư tưởng Chánh-pháp, thể hiện đạo đức, văn hóa, trí tuệ, hạnh phúc, an lạc và giải thoát của bản thân, gia đ́nh và xă hội ngay hiện tại và về sau.

CHƯƠNG 2 : NƯƠNG TỰA TAM-BẢO

Điều 4 : Người Phật tử nương tựa Đức Phật, bậc Đạo Sư của trời người, từ nay cho đến trọn đời không nương tựa Thiên, Thần, Quỷ Vật …

Điều 5 : Người Phật tử nương tựa Chánh-pháp của Đức Phật, chân lư tối thượng, từ nay cho đến trọn đời không nương theo các học thuyết của các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, và các chủ nghĩa khác.

Điều 6 : Người Phật tử nương tựa cộng đồng Tăng, những bậc chân tu, người kế thừa và truyền bá chánh pháp của Đức Phật, từ nay cho đến trọn đời không nương theo thầy tà, bạn xấu và người không thuộc đạo Phật.

Điều 7 : Người Phật tử nên có ḷng bao dung, phóng khoáng; không kỳ thị chủng tộc, giới tính, màu da, tôn giáo và ư thức hệ … Trái lại, người Phật tử nên có tinh thần và thái độ cởi mở, thân thiện, tôn trọng, t́m hiểu, giúp đỡ mọi người để họ có thể nhận ra và sống theo lời Phật dạy dưới tất cả các h́nh thức.

CHƯƠNG 3 : VÂNG GIỮ NĂM ĐIỀU ĐẠO ĐỨC

Điều 8 : Người Phật tử ư thức và phát nguyện không sát hại sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải thể hiện t́nh thương, tôn trọng và bảo vệ sự sống của muôn loài.

Điều 9 : Người Phật tử ư thức và phát nguyện không lấy của không cho, của phi nghĩa, không lường gạt, dối trá, tham nhũng, đút lót, cờ bạc, chứa đồ gian, vay không trả. Phải thể hiện ḷng tôn trọng sở hữu tài sản của người khác, sống bằng nghề lương thiện và chân chánh.

Điều 10 : Người Phật tử ư thức và phát nguyện không sống ngoại t́nh, không lang chạ với vợ hay chồng của người khác. Phải tôn trọng hạnh phúc gia đ́nh người khác như của gia đ́nh ḿnh, sống chung thủy một vợ một chồng.

Điều 11 : Người Phật tử ư thức và phát nguyện không nói sai sự thật, không nói lời vô ích, không nói lời tục tĩu, không nói lời chia rẽ, gây hận thù. Phải tôn trọng sự thật, giữ ǵn chữ tín. Khi nói th́ nói đúng với chánh pháp, khi không thể nói th́ phải im lặng như sự im lặng của bậc thánh.

Điều 12 : Người Phật tử ư thức và phát nguyện không uống rượu và không sử dụng các chất kích thích có tác dụng hủy hoại sức-khỏe, tinh-thần, trí-lực và nhân-cách như : á-phiện, ma-túy và các độc tố khác. Phải tự trọng, bảo vệ sức khỏe và giữ ǵn nhân cách.

CHƯƠNG 4 : THỜ PHƯỢNG

Điều 13 : Người Phật tử chỉ thờ phượng ảnh tượng Phật, Bồ-Tát, A-La-Hán và Thánh Tăng để chiêm bái, học hỏi hạnh nguyện cao cả của quư Ngài, để làm chỗ dựa tinh thần và hộ tŕ đạo đức cho bản thân và gia đ́nh.

Điều 14 : Người Phật tử không thờ một thần hay nhiều thần của các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Không bói quẻ, xin xăm. Không tín ngưỡng những nơi được đồn là linh thiêng. Người Phật tử nên hiểu không có cội nguồn ban phước giáng họa. Chỉ tin vào chân lư nhân quả và cố gắng hoàn thiện nhân cách của chính ḿnh.

Điều 15 : Người Phật tử nên thờ Phật ở nơi thoáng cao, trang nghiêm, sạch sẽ, dễ thấy, thuận tiện cho việc dâng cúng hoa quả và lễ bái.

Điều 16 : Người Phật tử nên thường xuyên quét dọn nơi thờ Phật, thắp nhang đèn, cúng hoa quả, lễ bái. Trước khi cúng hay lễ Phật phải tắm gội, ăn mặc tươm tất, sạch sẽ; thân và tâm phải thanh thản và thuần khiết.

Điều 17 : Người Phật tử nên để chuông mơ ở trang hay bàn Phật. Không để Kinh sách, chuỗi niệm Phật, áo tràng một cách tùy tiện hay ở nơi thiếu tôn nghiêm, thanh tịnh.

CHƯƠNG 5 : HỌC PHẬT

Điều 18 : Người Phật tử nên chuyên cần học hỏi và thực hành lời Phật dạy. Xem Kinh, Luật, Luận là sự sống tinh thần và nền tảng cho sự hướng thượng của bản thân.

Điều 19 : Người Phật tử nên khắc phục hoàn cảnh, siêng học Chánh-pháp của Phật ở các trung tâm văn hóa Phật giáo, từ các phương tiện truyền thông Phật pháp, từ các lớp giáo lư phổ thông ở các chùa, các khóa huấn đức, tu thân, các buổi thuyết pháp vào ngày Sám-hối, ngày vía Phật, Bồ-Tát và các mùa an cư kiết hạ của quư Thầy Cô.

Điều 20 : Người Phật tử nên có bổn phận, trách nhiệm hướng dẫn, khích lệ vợ hoặc chồng ḿnh, con cái, cha mẹ, thân quyến và bạn bè ḿnh t́m hiểu, học hỏi và thực hành chánh pháp của Đức Phật.

Điều 21 : Người Phật tử nên siêng năng ứng dụng, thể nghiệm, tiêu hóa và biến chánh pháp của Đức Phật thành thức ăn và máu huyết cho sự sống của bản thân, gia đ́nh và xă hội.

Điều 22 : Người Phật tử không được chỉ trích, chống đối những người tu tập theo các pháp môn và tông phái của Phật giáo. Phải tôn trọng, t́m hiểu pháp môn Phật giáo khác với truyền thống tu tập của ḿnh, để hoàn thiện lẫn nhau, để cho chánh pháp của Đức Phật tỏa sáng khắp nơi bằng nhiều cách.

CHƯƠNG 6 : SINH HOẠT

Điều 23 : Người Phật tử nên phát huy đời sống chánh nghiệp, chánh mạng. Không sống phi pháp, phi nghĩa dưới mọi h́nh thức.

Điều 24 : Người Phật tử nên sinh sống và tạo ra của cải, tài sản bằng công sức của bàn tay và trí khôn của khối óc, đúng với chánh pháp và phù hợp với luật pháp xă hội. Không nên cho vay nặng lăi, bắt chẹt người khác trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn.

Điều 25 : Người Phật tử nên sống căn bản, điều độ, ít muốn, biết đủ, tương thân và tương trợ. Không quá chuộng hay lệ thuộc h́nh thức.

Điều 26 : Người Phật tử nên nâng cao đời sống tinh thần, phát huy cảm thọ hạnh phúc cao thượng để cuộc sống thật sự có ư nghĩa và giá trị.

Điều 27 : Người Phật tử nên tham gia sinh hoạt gia đ́nh Phật tử vào các ngày chủ nhật cũng như các sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa Phật giáo.

Điều 28 : Người Phật tử nên làm chủ nhận thức, sinh hoạt và làm chủ cuộc sống. Sống theo, sống đúng và sống phù hợp với chánh pháp của Đức Phật.

CHƯƠNG 7 : CHA MẸ

Điều 29 : Người Phật tử làm cha mẹ phải có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, thể trí, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái.

Điều 30 : Người Phật tử nên giáo dục con cái khi c̣n trong thai bằng đức hạnh và chánh niệm của ḿnh. Truyền thụ cho con cái nét đẹp văn hóa, đạo đức của Phật giáo, của truyền thống dân tộc và của gia đ́nh.

Điều 31 : Khi con được một tuổi, người Phật tử nên đem con đến chùa làm lễ khai tâm và ghi vào sổ bộ của bổn tự. Khi con được năm tuổi, người Phật tử nên dẫn con đến chùa học giáo lư, song song với chương tŕnh thế học. Khi con lên sáu tuổi nên hướng dẫn con làm lễ quy-y Tam-Bảo, để con cái chính thức trở thành Phật tử.

Điều 32 : Người Phật tử nên truyền chất Phật cho con qua các lễ thôi nôi, khai tâm, lễ quy-y và qua cuộc sống thường nhật. Dạy con ư thức học giáo lư, đi chùa, lạy Phật, đọc tụng Kinh Phật, ăn chay kỳ, làm phước và tu đức.

Điều 33 : Người Phật tử làm cha mẹ không nên cản trở con cái nếu chúng có ư thức và muốn xuất gia, làm tu sĩ. Trái lại, cha mẹ nên tạo thuận duyên cho con cái ḿnh thành đạt chí nguyện xuất trần.

CHƯƠNG 8 : CON CÁI

Điều 34 : Người Phật tử làm con phải hănh diện, thương kính và tận t́nh phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ c̣n sống.

Điều 35 : Người Phật tử nên hiếu thảo, vâng lời cha mẹ dạy. Không chơi bời, hút sách, xa xí. Phải cố gắng học hành và lập nghiệp chân chánh để phụ giúp và đền ân cha mẹ.

Điều 36 : Người Phật tử nên hết ḷng chăm sóc, điều trị, sớm thăm tối viếng cha mẹ khi cha mẹ già yếu và đau ốm, để cha mẹ an vui mà chóng khỏi bệnh.

Điều 37 : Người Phật tử nên có ư thức trách nhiệm trong việc duy tŕ, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức của Phật giáo, dân tộc và gia đ́nh.

Điều 38 : Nếu cha mẹ không có chánh-kiến, chánh-tín, chánh-nghiệp . . . Người Phật tử nên kiên tŕ, khôn khéo khuyên bảo để cha mẹ trở về sống với Chánh-pháp.

Điều 39 : Khi cha mẹ qua đời, người Phật tử nên tổ chức lễ tang đơn giản, đúng chánh pháp, để tạo hành trang tái sanh tốt cho cha mẹ.

Điều 40 : Người Phật tử nên tổ chức các lễ tưởng niệm cha mẹ vào dịp các tuần thất, một trăm ngày, giỗ hằng năm … tại chùa. Trong trường hợp tổ chức tại nhà, người Phật tử nên mời quư Thầy Cô và ban hộ niệm về nhà tụng Kinh. Phẩm vật dâng cúng nên thuần chay. Người Phật tử cũng nên tu phước, bố thí, cúng dường Tam-Bảo, để hồi hướng công đức cho cha mẹ.

CHƯƠNG 9 : HÔN NHÂN

Điều 41 : Người Phật tử trước khi tiến đến hôn nhân, phải có ư thức và ổn định nghề nghiệp và khả năng tự lập vững, để đời sống gia thất về sau không phải gặp khó khăn và trở ngại.

Điều 42 : Người Phật tử nên có thời gian t́m hiểu nhau chín chắn về ba phương diện : tính t́nh, lư tưởng và hạnh nguyện trước khi đính hôn, để đời sống hôn nhân cũng như đời sống của con cái sau này có được hạnh phúc thật sự và lâu dài.

Điều 43 : Để người bạn đời phù hợp tính t́nh, lư tưởng và hạnh nguyện với ḿnh, người Phật tử nên chọn người theo đạo Phật. Nếu người bạn sắp cưới không có đạo hoặc theo tôn giáo hay tín ngưỡng khác th́ nên thuyết phục người ấy cùng trở về quy-y và nương tựa Tam-Bảo để đôi giai ngẫu cùng nh́n, cùng sống và cùng hưởng một chân lư.

Điều 44 : Trước ngày lễ cưới, người Phật tử nên đến chùa thưa thỉnh thầy bổn sư về việc tổ chức lễ cưới và thân mời huynh đệ Phật tử khác cùng tham dự.

Điều 45 : Trong ngày lễ cưới, hai đàng trai gái phải đến chùa làm lễ chứng hôn trước Ngôi Tam Bảo và Phật tử để nghe giáo huấn quư báu về cách giữ ǵn, bảo vệ và phát triển hạnh phúc lứa đôi và cho hạnh phúc của con cái.

CHƯƠNG 10 : VỢ CHỒNG

Điều 46 : Vợ chồng phải sống tôn trọng, thương yêu, hiểu biết và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cũng như thuận lợi và khó khăn cho nhau, để đời sống hai người trở nên khối thủy chung duy nhất, không ǵ chia cách được.

Điều 47 : Vợ chồng phải biết thương kính, nhường nhịn nhau, rộng lượng, tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhau mỗi khi ai vi phạm sai lầm, sơ suất. Vợ chồng phải sống v́ hạnh phúc cho cả hai và cho con cái.

Điều 48 : Chồng phải thương yêu vợ hết ḷng, giúp vợ làm tốt việc nội gia và sắm sửa trang sức cần thiết cho vợ tùy theo khả năng tài chánh.

Điều 49 : Vợ phải thể hiện tốt bổn phận của ḿnh; khéo tiếp đăi giao tế; cùng chồng giáo dục con cái cũng như tạo ra tài sản và làm lớn mạnh tài chánh gia đ́nh.

Điều 50 : Vợ chồng phải sống tiết hạnh, ít muốn, biết đủ; giúp đỡ nhau thăng tiến trên đường đời cũng như đường đạo.

CHƯƠNG 11 : THẦY TR̉

Điều 51 : Thầy giáo phải gánh vác trách nhiệm thiêng liêng trong việc đào tạo cho gia đ́nh, quốc gia và xă hội những mẫu người hoàn thiện về tri thức, nhân cách và phẩm chất “uống nước nhớ nguồn” ở học tṛ.

Điều 52 : Thầy giáo phải truyền trao cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa, đạo đức của Phật giáo, của dân tộc và của loài người; khơi dậy những phẩm chất cao quư và khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ, để góp phần làm giàu mạnh đất nước và an lạc xă hội.

Điều 53 : Thầy giáo phải kích thích tính ham hiểu biết, học hỏi, nghiên cứu của học tṛ; dạy học tṛ bằng tất cả bầu nhiệt huyết; tận tâm, kiên nhẫn và không giấu giếm bất cứ kiến thức ǵ ḿnh có được.

Điều 54 : Thầy giáo phải là người chói sáng về gương hạnh đạo đức; là người mẫu mực của học tṛ về những ǵ ḿnh đă học, đă biết và đă dạy; không ngừng rèn luyện tri thức và phẩm cách đạo đức của ḿnh.

Điều 55 : Học tṛ phải lễ độ, kính trọng và biết ơn dạy dỗ của thầy giáo. Học tṛ phải học hành chăm chỉ, cần cù với tinh thần khoa học, khách quan để khám phá và đi vào thế giới vô tận của tri thức và nhân cách.

Điều 56 : Học tṛ phải học tập không mệt mỏi, để trở về cội nguồn dân tộc, ḍng giống, tổ tiên và đạo Phật, và sống sao cho xứng đáng với các cội nguồn đó.

Điều 57 : Học tṛ phải học tập nhằm tu dưỡng bản thân, đền ơn giáo dưỡng của thầy và báo đáp công ơn sanh thành, nuôi nấng của cha mẹ, và góp phần làm giàu mạnh gia đ́nh, đất nước và xă hội.

CHƯƠNG 12 : BẠN BÈ

Điều 58 : Bạn bè đến với nhau bằng sự t́m hiểu, cảm thông, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, để cùng tiến bộ, lớn mạnh và cảm nhận phúc lạc trong cuộc sống.

Điều 59 : Người Phật tử nên đến người bạn tốt để học hỏi; đến người bạn xấu để chuyển hóa; t́m người trí đức để giao du; t́m người thua kém để giúp đỡ.

Điều 60 : Bạn bè phải thành tín, không tính chuyện hơn thua, xây dựng và hoàn thiện nhân cách, đạo đức và trí huệ cho nhau; thủy chung nhau trong chí hướng và lư tưởng.

Điều 61 : Người Phật tử nên can gián, ngăn chặn khi bạn làm điều xấu; sẵn ḷng tùy hỷ khi bạn làm điều hay; quan tâm giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn; rộng lượng, tha thứ khi bạn vấp phải sai lầm.

CHƯƠNG 13 : CHỦ THỢ

Điều 62 : Chủ phải tôn trọng sức lao động, chất xám, nhân cách đạo đức của thợ. Giao việc cho thợ phù hợp với khả năng và sở trường.

Điều 63 : Chủ phải trả tiền lương, chế độ thù lao và nghỉ ngơi hợp lư. Không được cưỡng bức, bắt chẹt, bóc lột sức lao động của thợ.

Điều 64 : Chủ phải thương yêu, săn sóc và chữa trị khi thợ mắc bệnh; chia sẻ thức ăn, tặng quà vật vào những dịp cần thiết.

Điều 65 : Thợ phải nhiệt thành, say mê công việc; làm việc bằng tất cả sức lực, trí tuệ và ḷng yêu nghề của ḿnh.

Điều 66 : Thợ phải thể hiện nhân cách, phẩm chất đạo đức của ḿnh, làm tốt hợp đồng; biết ơn và hài ḷng với những ǵ chủ tặng cho; làm việc với tâm nguyện đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho chủ như cho chính ḿnh.

CHƯƠNG 14 : LÀNG XÓM - QUÊ HƯƠNG

Điều 67 : Người Phật tử nên thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau. Đối xử nhau bằng tấm ḷng nhân hậu. Sống v́ lợi ích và an lạc cho mọi người.

Điều 68 : Người Phật tử nên xem láng giềng như họ hàng; xem mọi người như người thân; lấy trí nhân thay hung bạo; đem đạo nghĩa thắng hung tàn.

Điều 69 : Người Phật tử mang ơn ai th́ nhớ trả; làm ơn ai th́ không để ḷng; thương người như thể thương thân; giúp người như tự giúp. Người Phật tử nên quan niệm rằng tất cả là quyến thuộc, do đó, sống đoàn kết, ḥa hợp như một đại gia đ́nh.

Điều 70 : Người Phật tử nên xem quê hương là cội nguồn sự sống, là nơi chôn nhau cắt rốn, và trưởng dưỡng của mỗi người. Người Phật tử thành kính biết ơn, trả ơn và trung thành với quê hương và dân tộc.

Điều 71 : Người Phật tử dù ở nơi đâu cũng phải nhớ đến quê hương, hướng về quê hương. Sống, làm việc v́ lợi ích, v́ sự trưởng thành, v́ sự lớn mạnh của quê hương. Duy tŕ và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc. Làm lớn mạnh tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc. Xóa bỏ óc bảo thủ, định kiến, nô lệ văn hóa. Bất khuất trước các thế lực đồng hóa, xâm lăng. Thể hiện tính dân tộc ở mọi nơi, ở mọi khía cạnh của cuộc sống.

CHƯƠNG 15 : GIAO TẾ

Điều 72 : Khi ứng xử và giao tế với đời, người Phật tử nên quan niệm Tam-Bảo là tối thượng; năm điều đạo đức (ngũ-giới) là phương châm của một đời sống an lạc; Từ, Bi, Hỷ, Xả là chỉ nam soi đường; nhiệt thành, kiên tŕ và hỗ trợ mọi người là nếp sống thực tế.

Điều 73 : Người Phật tử đổi oán thù thành bè bạn; chuyển ganh ghét thành thương yêu; nhẫn nhịn, ḥa thuận, b́nh đẳng, không kỳ thị, phân biệt; khoan dung và độ lượng.

Điều 74 : Người Phật tử luôn sống trong tôn trọng, hiểu biết, cảm thông những nét sai biệt của người khác; sẵn ḷng hợp tác, giúp đỡ và tùy hỷ việc làm tốt của mọi người.

Điều 75 : Người Phật tử nên đề cao đức tính Bi, Trí, Dũng và Nhân Nghĩa. Phải sống tinh thần vô-úy, bất-khuất trước mọi thế lực gian ác. Sống trung thành và hy sinh cho chân lư, cho sự an lạc, giải thoát của bản thân và tha nhân.

Điều 76 : Người Phật tử nên gần gũi người kém hơn để giúp đỡ; gần gũi kẻ xấu để chuyển hóa; từ bỏ điều xấu, phát triển điều tốt; thương yêu, bổ sung nhau, d́u dắt nhau trên đường đạo và đường đời.

Điều 77 : Người Phật tử khi gặp quư Thầy, quư Sư Cô và các Đạo-hữu nên chấp tay trước ngực xá chào, để cho nét đẹp văn hóa tỉnh thức này được phổ biến và tỏa sáng.

Điều 78 : Người Phật tử không nên kêu quư Thầy bằng anh, chú hay bác; không nên kêu quư Sư Cô bằng chị hay d́. Tự xưng ḿnh bằng Con đối với quư Thầy Cô bằng tuổi ḿnh trở lên. Tự xưng bằng pháp danh đối với quư Thầy Cô nhỏ tuổi hơn ḿnh. Nói năng từ tốn và lễ độ.

CHƯƠNG 16 : TANG CHẾ

Điều 79 : Người Phật tử khi lâm trọng bệnh và sắp sửa mệnh chung nên chánh niệm, tỉnh giác, hướng về Ngôi Tam-Bảo; giữ tinh thần thản nhiên, không lo sợ cái chết; xả bỏ tất cả ư niệm về bản ngă, sở hữu tài sản, để có thể ra đi một cách nhẹ nhàng.

Điều 80 : Khi người thân quyến gần mạng chung, người Phật tử nên thành kính hướng về Ngôi Tam-Bảo, mời quư Thầy Cô tụng Kinh trợ niệm và tiếp dẫn để người bệnh khi măn phần được sanh về cảnh giới chư Phật hay cảnh giới tốt. Nếu nhà quá xa chùa, không tiện thỉnh mời quư Thầy Cô, người Phật tử nên mở băng tụng Kinh và nhắc nhở người thân của ḿnh về nguyên lư vô-thường, vô-ngă, để người sắp mạng chung có thể ra đi dễ dàng.

Điều 81 : Ngay lúc tắt thở và trong suốt thời gian tang lễ, con cháu, vợ chồng và thân quyến không nên khóc lóc, kể lể, để không làm động tâm người văng sanh. Trái lại nên thành tâm, b́nh tĩnh, đồng niệm Phật thật rơ ràng để trợ niệm tiễn người ra đi.

Điều 82 : Gia đ́nh người quá cố nên thay mặt người quá cố làm các việc phước báu, bố-thí, cúng-dường, từ-thiện xă-hội, để hồi hướng công đức cho người mạng chung.

Điều 83 : Tang lễ nên tổ chức theo tinh thần Phật giáo. Không phô trương hay chú trọng h́nh thức, đăi cúng mặn, tế thần. Không cúng tam sên, đốt giấy vàng mă, mở cửa mă. Chỉ nên cúng đồ chay, tụng Kinh, quán tưởng để duy tŕ thuần phong mỹ tục của đạo Phật.

Điều 84 : Lễ nhạc th́ tùy nghi, nhưng nên đơn giản. Tốt nhất là băi miễn. Đặc biệt, trong lúc quư Thầy Cô tụng Kinh, không nên trỗi nhạc và ngưng tất cả việc đăi đằng, để tạo trang nghiêm cho khóa lễ.

Điều 85 : Sau khi tống táng, người Phật tử nên tiếp tục cúng bảy tuần thất và giỗ hằng năm để tưởng nhớ. Các lễ cúng nên tổ chức tại chùa.

CHƯƠNG 17 : TU TR̀

Điều 86 : Người Phật tử nên siêng năng đọc tụng và thực hành lời Phật dạy vào cuộc sống thường nhật; biến giáo-pháp thành sự sống của bản-thân và tha-nhân.

Điều 87 : Người Phật tử nên khắc phục khó khăn; nhẫn nại, kiên tŕ thực hành và trung thành với chân lư của Đức Phật. Không kích bác, phỉ báng người theo pháp môn khác.

Điều 88 : Người Phật tử nên đến chùa lễ Phật, tụng Kinh, nghe Pháp, ít nhất một lần trong tuần; nên tham dự đầy đủ các buổi Sám-hối, lễ tưởng niệm Phật, Bồ-Tát, A-La-Hán và Thánh Tăng, và nên ăn chay ít nhất một ngày trong tháng.

Điều 89 : Người Phật tử muốn tu tŕ miên mật th́ nên đi chùa tụng Kinh, ngồi thiền mỗi ngày, tu tập tám điều đạo đức (Bát quan trai giới), vâng giữ mười điều lành, thọ lănh đạo đức Bồ-Tát (Bồ-Tát giới); tu hạnh xuất gia.

Điều 90 : Khi dự các khóa lễ, người Phật tử nên mặc áo tràng. Tâm nên chí thành, tỉnh thức, không loạn niệm, tạp tưởng, để khóa lễ thật sự có ư nghĩa, lợi ích, đem lại phước báu, an lạc thân tâm.

CHƯƠNG 18 : MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

Điều 91 : Người Phật tử luôn quan niệm rằng mọi sự vật hiện tượng trên thế gian này luôn vận động, chuyển biến, đổi thay, không có thực thể, không có bản ngă, và thường dẫn đến sự không thỏa măn. Quán chiếu như vậy để từ bỏ thái độ chấp ngă và ngă sở hữu.

Điều 92 : Người Phật tử luôn quan niệm rằng không có một đấng sáng tạo nào tạo dựng nên thế giới, con người và vạn vật. Thế giới được h́nh thành bằng nguyên lư duyên khởi (nhân duyên), tương thuộc, không có khởi thủy, không có chấm dứt.

Điều 93 : Người Phật tử luôn quan niệm rằng sự thiên sai vạn biệt trong vũ trụ là do các hành vi có chủ ư (nghiệp) của từng cá nhân. Chúng sanh là chủ nhân của đau khổ và hạnh phúc. Không ai có thể ban phước giáng họa, ngoài hành vi thiện hay ác của chính ḿnh.

Điều 94 : Người Phật tử luôn quan niệm rằng thế giới hiện tượng này thường có mặt của đau khổ và an vui. Người Phật tử nên có ư thức chấm dứt đau khổ, hướng đến an lạc. Nguyên nhân của các đau khổ này là các tâm lư xấu xa như khát ái, tham, sân, si, v.v. . . Sự chấm dứt toàn bộ đau khổ và nguyên nhân của nó là Niết-bàn, niềm an lạc tuyệt đối. Con đường dẫn đến sự an lạc của Niết-bàn này là con đường trung đạo gồm tám yếu tố, đó là : quan-niệm chân-chánh, tư-duy chân-chánh, lời-nói chân-chánh, hành-vi chân-chánh, nghề-nghiệp chân-chánh, nỗ-lực chân-chánh, tỉnh-thức chân-chánh và thiền-định chân-chánh.

Điều 95 : Người Phật tử luôn quan niệm rằng con đường trung đạo là con đường xa ĺa sự tham đắm dục lạc và khổ hạnh ép xác, và các cực-đoan cũng như nhị-biên. Đây là con đường duy nhất hướng đến giải-thoát, Niết-bàn.

Điều 96 : Người Phật tử ư thức rơ ràng rằng con đường tu học trải qua nhiều gian nan và thử thách. Do đó, không hoài vọng về tương lai cũng như không truy ức về quá khứ; trái lại, an trụ thân tâm vào từng phút giây tỉnh thức và chánh niệm của hiện tại.

Điều 97 : Người Phật tử nên ư thức rơ ràng rằng sự sống của con người tồn tại trong khoảnh khắc của thời gian. Do đó, cố gắng tu tập và gột bỏ các bợn nhơ của tâm ngay bây giờ và tại mọi nơi, chứ không đợi đến lúc tuổi già mới tu tập.

Điều 98 : Người Phật tử nên duy tŕ chánh niệm, tỉnh thức trong từng hành vi và cử chỉ; không để cho các tâm niệm tham, sân, si và các tâm lư bất thiện khống chế và ngự trị thân tâm ḿnh.

Điều 99 : Người Phật tử nên ư thức và dang rộng đôi tay giúp đỡ mọi người với tinh thần vô ngă và vị tha. Hăy mạnh dạn nói với nhau thay v́ nói về nhau để tháo gỡ mọi hiểu lầm, rút ngắn khoảng cách phân chia, t́m đến sự hiểu biết, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Hăy từ bỏ thái độ tiếc rẻ. Hăy đối diện với thực tại, nhận chân và vượt qua mọi trở ngại. Hăy dụng tâm vào việc tu học, để không phải hối hận về sau.

Điều 100 : Người Phật tử nên xem bệnh khổ như thuốc trị tham dục, xem khó khăn và hoạn nạn như ḷ luyện ư chí, xem nghịch duyên như nguồn thử lửa, xem ma quân như bạn đạo, xem kẻ ác-độc và người chống đối như Thiện-tri-thức, xem sự xả bỏ như vinh hoa, xem trí tuệ và đạo đức là tài sản quư nhất và xem Đạo Phật là con đường giải thoát cứu cánh.                             

 

 Trở  Về  Trang  Chính

Free Web Hosting