LỊCH SỬ  CHƯ PHẬT - CHƯ ĐẠI BỒ TÁT -  CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG

LỊCH  SỬ  CHƯ  PHẬT

                                                                              THẤT PHẬT THẾ TÔN 

1- Đức Phật Tỳ-Bà-Thi (Vipassin) : thuở quá khứ.

2- Đức Phật Thi-Khí (Sikhin) : thuở quá khứ.

3- Đức Phật Tỳ-Xá-Phù (Vessabhu) : thuở quá khứ.

4- Đức Phật Câu-Lưu-Tôn (Kakusandha) : kiếp hiện tại.

5- Đức Phật Câu-Na-Hàm (Konagamana) : kiếp hiện tại.

6- Đức Phật Ca-Diếp (Kassapa) : kiếp hiện tại.

7- Đức Phật Thích Ca Mâu-Ni (Sakya Muni) : Đức Phật hiện tại.

C̣n Vị Phật kế thừa Đức Phật Thích Ca sau này là Đức Phật Di-Lặc.

                                    

                     ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI 

Đức Phật Thích Ca Mâu-Ni (Sakya Muni) là vị Giáo-chủ Phật-giáo hiện tại. Ngài là vị Thái tử tên là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha), con Vua Tịnh-Phạn (Suddhodana) và Hoàng Hậu Ma-Gia (Maya) nước Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavastu) thuộc Trung-Ấn-Độ. Ngài Giáng Sanh tại vườn Lâm-Tỳ-Ni (Lumbini) vào ngày trăng tṛn tháng hai Ấn-Độ, tức tháng tư âm lịch Trung Hoa (Theo phong tục VN ta làm lễ khánh-đản Ngài vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch).

Ngài xuất gia t́m đạo năm 29 tuổi. Vượt qua bao chướng ngại thử thách tu hành, Ngài ngộ đạo năm 35 tuổi. Sau khi giác ngộ thành Phật, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp suốt 45 năm. Đến năm 80 tuổi, Ngài nhập Niết-bàn tại rừng Sa-La Song-Thọ, xứ Cưu-Thi-Na (Kusinagara). Xá lợi Ngài được chia ra cho tám nước xây tháp cúng dường.

                                                                  ĐỨC PHẬT A-Di-ĐÀ 

A-Di-Đà (Amita) có nghĩa là "Vô Lượng Thọ", "Vô Lượng Quang". Theo Kinh Bi Hoa : Thuở quá khứ lâu xa, cơi Xan-Đề-Lam, có ông vua tên là Vô-Tránh-Niệm. Do ông Bảo-Hải đại-thần khuyến tiến, nhà vua gặp được Đức Phật Bảo-Tạng. Nhà vua thành tâm cúng dường, quy y, thọ giáo và phát nguyện độ sanh, nên được Đức Phật Bảo-Tạng thọ kư : sau đây sẽ thành Phật hiệu là A-Di-Đà ở nước Cực-Lạc Tây-phương. Hiện tại Ngài đang thuyết pháp tại đó. Ngài có 48 đại nguyện độ tận chúng sanh nơi Đức Thế-Tự-Tại-Vương-Phật. Ngài có hai vị Bồ-Tát phụ tá là Quán-Thế-Âm Bồ-Tát và Đại-Thế-Chí Bồ-Tát.

  ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY 

Đức Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-Lai tiếng Phạn gọi là Bệ-Sát-Xa-Lu-Rô. Ngài là vị Giáo chủ nước Tịnh-Lưu-Ly Đông-phương. Ngài có 12 đại nguyện độ sanh. Ngài có hai vị Bồ-Tát phụ tá là Nhật-Quang-Biến-Chiếu Bồ-Tát và Nguyệt-Quang-Biến-Chiếu Bồ-Tát.

CHƯ  ĐẠI  BỔ  TÁT

  BỒ TÁT DI LẶC 

Bồ-Tát Di-Lặc tên hiệu là A-Dật-Đa (Adjita) dịch nghĩa là Vô-Năng-Thắng. Ngài sanh trong họ Bà-la-môn thuộc ḍng Nam-thiên-trúc (Ấn-Độ). Ngài là vị kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm Giáo chủ cơi Ta-bà này trong đời vị lai. Hiện tại Ngài đang thuyết pháp trên cung trời Đâu-Suất.

  BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM 

Quán-Thế-Âm là dịch nghĩa chữ Avalokitesvara (Chữ Phạn) có nghĩa là vị Bồ Tát quán sát tiếng kêu cầu của chúng sanh trên thế gian, mà độ cho họ được giải thoát. Ngài thường thị hiện nhiều thân để hóa độ chúng sanh. Xưa kia Ngài là con trai cả của vua Vô-Tránh-Niệm tên là Bất-Thuấn (Huyến). Ngài được thân thừa, cúng dường Đức Phật Bảo-Tạng và được thọ kư : sau này sẽ thành Bồ-Tát hiệu là Quán-Thế-Âm, phụ tá bên cạnh Đức Phật A-Di-Đà ở cơi Cực Lạc. Và sau nữa Ngài sẽ thành Phật hiệu là "Phổ-Quang Công-Đức Sơn-Vương Như-Lai " ở cơi "Chúng-Bảo Sở-Tập Trang-Nghiêm".

  BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ 

Đại-Thế-Chí là dịch nghĩa chữ Mohasthanaprata (Chữ Phạn), theo kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ, thời có nghĩa là "Dùng ánh sáng trí tuệ soi khắp hết thảy, khiến chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lực vô thượng". Xưa kia Ngài là con trai thứ của vua Vô-Tránh-Niệm tên là Ni-Ma. Ngài được thân thừa, cúng dường Đức Phật Bảo-Tạng và phát nguyện độ sanh mà được thọ kư : sau này sẽ thành Bồ-Tát hiệu là Đắc-Đại-Thế (Đại-Thế-Chí), phụ tá bên cạnh Đức Phật A-Di-Đà ở cơi Cực Lạc. Và sau nữa Ngài sẽ thành Phật hiệu là "Thiện-Trụ Công-Đức Bảo-Vương Như-Lai" ở thế giới "Đại Thế".

  BỒ TÁT VĂN THÙ 

Văn-Thù gọi đủ là Văn-Thù Sư-Lợi, c̣n gọi là Mạn-Thù-Thất-Lợi (Manjusri) dịch nghĩa là "Diệu-Đức, Diệu-Âm, Diệu-Cát-Tường". Xưa kia Ngài là con thứ ba của vua Vô-Tránh-Niệm tên là Vương-Chúng Thái-Tử. Do cúng dường Đức Phật Bảo-Tạng và phát nguyện độ sanh, Ngài được tên hiệu là Văn-Thù Sư-Lợi và được thọ kư sau này sẽ thành Phật ở thế giới Thanh-Tịnh Vô-Cấu Bảo-Chỉ và tên hiệu là Phổ Hiền Như Lai. Ngài là vị Bồ-Tát hiểu thấu Phật-tánh, đầy đủ ba đức : Pháp-thân, Bát-nhă, Giải-thoát và Ngài đem ba đức vi diệu ấy giác ngộ chúng sanh. Ngài là vị có trí tuệ nhiệm mầu, hiện thân giúp đỡ sự truyền bá Phật pháp của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni.

  BỒ TÁT PHỔ HIỀN 

Phổ Hiền là dịch nghĩa chữ Samantabhadra (Chữ Phạn) có nghĩa là cái thể tánh rộng khắp. Xưa kia Ngài là con thứ tư của vua Vô-Tránh-Niệm tên là Năng-Đà-Nô. Do cúng dường Đức Phật Bảo-Tạng và phát nguyện độ sanh, Ngài được thọ kư : sau đây làm hạnh Bồ-Tát sẽ được tên là Kim-Cương Trí-Huệ Quang-Minh Công-Đức, rồi sau sẽ thành Phật ở thế giới Bất-Huyến Đông-phương và tên hiệu cũng là Phổ Hiền Như Lai. Ngài là vị Bồ-Tát hóa  thân giúp đỡ sự truyền bá Phật-pháp của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Ngài có mười đại nguyện thừa sự Chư Phật, tự tu và độ sanh.

  BỒ TÁT ĐỊA TẠNG 

Địa Tạng là dịch nghĩa chữ Ksitigarbha (Chữ Phạn) có nghĩa là an nhẫn bất động như đại địa, suy nghĩ sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Tiền thân của Ngài theo Kinh Địa Tạng nói th́ rất nhiều, nhưng đều do hiếu hạnh và ḷng từ bi của Ngài mà Ngài phát ra thệ nguyện rộng lớn :"Địa ngục rỗng không, Chúng sanh độ hết mới thành Phật !". Trên cung trời Đao-Lợi, Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni phó chúc cho Ngài cứu độ chúng sanh sau khi Phật nhập Niết-bàn cho đến lúc Đức Phật Di-Lặc ra đời.

  BỒ TÁT CHUẨN ĐỀ 

Chuẩn Đề (Candi) có nghĩa là "Thanh-Tịnh", là lời tán thán "tâm tính thanh tịnh". Ngài là vị Pháp-thân Bồ-Tát, thường được tôn xưng là "Thiên-Nhân Trượng-Phu Quán-Âm", là "Thất-Câu-Chỉ Phật-Mẫu". Ngài thường thuyết Đà-la-ni cho chúng sanh tu tập, cho tâm tánh thanh tịnh, để đạt đến chỗ Đại-giác.

CHƯ  HIỀN  THÁNH  TĂNG

 THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA PHẬT

1- Ngài Xá-Lợi-Phất (Sariputra) : Trí Tuệ Bậc Nhất.

2- Ngài Mục-Kiền-Liên (Maudgalyayana) : Thần Thông Bậc Nhất.

3- Ngài Ca-Diếp (Kasyapa) : Đầu Đà Bậc Nhất.

4- Ngài A-Na-Luật (Aniruddha) : Thiên Nhăn Bậc Nhất.

5- Ngài Tu-Bồ-Đề (Subhuti) : Giải Không Bậc Nhất.

6- Ngài Phú-Lâu-Na (Purna-putra) : Thuyết Pháp Bậc Nhất.

7- Ngài Ca-Chiên-Diên (Katyayana) : Luận Nghị Bậc Nhất.

8- Ngài Ưu-Ba-Ly (Upali) : Tŕ Luật Bậc Nhất.

9- Ngài La-Hầu-La (Rahula) (Con trai của Phật) : Mật Hạnh Bậc Nhất.

10- Ngài A-Nan-Đà (Ananda) : Đa Văn Bậc Nhất.

CHƯ  VỊ  TỔ  SƯ  ẤN ĐỘ  VÀ  TRUNG  HOA

 HAI MƯƠI TÁM VỊ TỔ SƯ Ở ẤN-DỘ

1- Ngài Ca-Diếp (Kasyapa)

2- Ngài A-Nan-Đà (Ananda)

3- Ngài Thương-Na-Ḥa-Tu (Sanavasa)

4- Ngài Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)

5- Ngài Đề-Đa-Ca (Dhrtaka)

6- Ngài Di-Già-Ca

7- Ngài Bà-Tu-Mật (Vasumitra)

8- Ngài Phật-Đà-Nan-Đề

9- Ngài Phục-Đà-Mật-Đa

10- Ngài Hiếp Tôn-Giả (Parsva)

11- Ngài Phú-Na-Da-Xá (Punyayasas)

12- Ngài Mă-Minh (Asvaghosa)

13- Ngài Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala)

14- Ngài Long-Thọ (Nagarjiuna)

15- Ngài Ca-Na-Đề-Bà (Kana-deva)

16- Ngài La-Hầu-La-Đa (Rahulata)

17- Ngài Tăng-Già-Nan-Đề (Samghanandi)

18- Ngài Già-Gia-Xá-Đa

19- Ngài Cưu-Ma-La-Đa (Kumaralabdha)

20- Ngài Xà-Dạ-Đa

21- Ngài Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu)

22- Ngài Ma-Nô-La

23- Ngài Hạc-Lặc-Na (Haklena)

24- Ngài Sư-Tử Tôn-Giả

25- Ngài Bà-Xá-Tư-Đa

26- Ngài Bất-Như-Mật-Đa

27- Ngài Bát-Nhă-Đa-La (Prajnatara)

28- Ngài Bồ-Đề Đạt-Ma (Bodhidharma).

(Chính tên Ngài là Bồ-Đề-Đa-La, thuộc ḍng sát lợi, con thứ ba Vua Hương-Chí, nam Ấn-Độ. Trung Hoa dịch tên Ngài là Đạo-Pháp. Đời Lương-Vơ-Đế, Ngài đem tâm pháp truyền sang Trung Hoa. Ngài là Vị Sơ Tổ Thiền Tông bên Trung Hoa).

 SÁU VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG Ở TRUNG HOA

1- Sơ Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma : Ngài là vị Tổ thứ 28 của Thiền Tông Ấn-Độ, truyền Thiền Tông sang Trung Hoa thời nhà Lương. Cơ duyên hóa độ chưa gặp, Ngài tới chùa Thiếu Lâm ngồi quay mặt vào vách suốt chín năm trời. Sau, Ngài truyền tâm pháp cho Ngài Thần-Quang, đạo-hiệu Huệ-Khả.

2- Nhị Tổ Huệ-Khả : Ngài họ Cơ, sanh trưởng tại đất Vũ-Lao, thân phụ Ngài tên là Tịch. Khi sanh, Ngài có điềm sáng lạ, nên thân phụ Ngài đặt tên là "Quang". Lớn lên Ngài đi xuất gia nơi Ngài Bảo Tịnh. Năm 33 tuổi, Ngài về Hương Sơn, ngồi yên lặng tám năm. Sau tới chùa Thiếu Lâm, tự chặt cánh tay trái ḿnh để cầu pháp nơi Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma. Ngài được Tổ Đạt-Ma truyền tâm pháp và đổi tên thành Huệ-Khả (tức là trí huệ khá). Sau này Ngài truyền pháp lại cho Ngài Tăng-Xán. Năm 107 tuổi th́ Ngài viên tịch.

3- Tam Tổ Tăng-Xán : Ngài người miền Từ Châu. Khi c̣n là Cư sĩ, Ngài đến quy y, thọ giáo nơi Ngài Huệ-Khả. Ngài hành đạo gặp thời Chu-Vũ-Đế hủy diệt Phật pháp. Ngài hay qua lại núi Tư-Không. Sau Ngài truyền pháp cho Ngài Đạo-Tín và Ngài Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Sang Việt-Nam). Cuối cùng Ngài tới núi La-Phù giáo hóa chúng sanh, rồi đứng thẳng, chắp tay mà viên tịch gần bên cây đại thụ.

4- Tứ Tổ Đạo-Tín : Thân phụ Ngài thuộc họ Tư-Mă, gốc ở Hà-Nội, sau dời về Châu-Kỳ, thuộc Huyện Quảng-Tế, mới sanh Ngài. Lúc tuổi c̣n nhỏ, Ngài có tánh siêu việt lạ thường, hâm mộ Không-Tông. Đi xuất gia, Ngài được Tổ Tăng-Xán truyền tâm pháp cho và từ đó Ngài không ngủ, không đặt lưng xuống chiếu suốt 60 năm. Sau Ngài truyền pháp cho Ngài Hoằng-Nhẫn. Đến năm 72 tuổi, Ngài ngồi kiết già viên tịch.

5- Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn : Ngài họ Chu, quán ở Châu-Kỳ, thuộc huyện Hoàng-Mai. Ngài theo hầu Tổ Đạo-Tín thừ thuở nhỏ. Khi đắc pháp, Ngài về núi Phá-Đầu hóa độ chúng sanh. Đồ chúng Ngài có hơn 700 người, có Ngài Thần Tú là người quán thông suốt cả nội, ngoại điển nhưng không đắc ngộ. Sau Ngài truyền pháp cho Ngài Huệ-Năng. Năm 74 tuổi Ngài ngồi mà viên tịch.

6- Lục Tổ Huệ-Năng : Ngài họ Lư, người đất Tân-Châu, thuộc miền Lĩnh-Nam. Cha mất sớm, lớn lên Ngài đi kiếm củi nuôi mẹ. T́m đủ phương tiện để chu cấp cho mẹ, Ngài xin mẹ tới quy y, thọ pháp nơi Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn. Tới đây Ngài chuyên giă gạo. Sau Ngài được Ngũ Tổ truyền tâm pháp, qua phương Nam hoằng dương Phật pháp.

* Ngài có rất đông đệ tử, sau có hai vị kế thừa Ngài là Nam-NhạcThanh-Nguyên :

 + Dưới Tổ Nam-Nhạc Hoài-Nhượng là Mă-Tổ Đạo-Nhất, dưới Mă-Tổ Đạo-Nhất là Tổ Bá-Trượng Hoài-Hải, dưới Tổ Bá-Trượng Hoài-Hải có ba vị là Tổ Hoàng-Bá Hy-Vận, Tổ Qui-Sơn Linh-Hựu, Vô-Ngôn-Thông (Sang Việt-Nam). Tổ Hoàng-Bá Hy-Vận có Ngài Nghĩa-Huyền lập phái Lâm-Tế; Tổ Qui-Sơn Linh-Hựu có Ngài Huệ-Tịch lập phái Quy-Ngưỡng.

+ Ngài Thanh-Nguyên có Ngài Thạch-Đầu. Từ Ngài Thạch-Đầu trở xuống có Ngài Bản-Tịch lập phái Tào-Động; Ngài Văn-Yển lập phái Vân-Môn; Ngài Văn-Ích lập phái Pháp-Nhăn. Do năm phái trên, Thiền Tông truyền bá khắp trong và ngoài nước Trung Hoa ...

Hộ Tŕ Sáu Căn Mỗi Phút Mỗi Giây Đi Đứng Nằm Ngồi Tâm Chánh Niệm ! ... Trau Giồi Ba Học Khi Cười Khi Nói Vào Ra Tiếp Xúc Tướng Đoan Nghiêm ! ... Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ ! Phiền Năo Vô Tận Thệ Nguyện Đoạn ! Pháp Môn Vô Lượng Thệ Nguyện Học ! Phật Đạo Vô Thượng Thệ Nguyện Thành ! ... Nguyện đem công đức này  _Hướng về khắp tất cả _Đệ tử và chúng sanh_Đều trọn thành phật đạo ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! ...

                                                                            [ BACK ]                                                                         

Free Web Hosting