CÔNG  ĐỨC  NIỆM  PHẬT  -  ĂN  CHAY  -  PHÓNG  SANH

CÔNG  ĐỨC  ĂN  CHAY 

       + Trong Kinh Phạm Vơng, Phật nói :“Người ăn thịt chúng sanh mất ḷng từ bi, dứt giống Phật tánh, mắc vô lượng tội”.

       Ăn, giết hại sát sanh hiện đời chịu nhiều tật bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia ĺa; sát sanh là góp phần gây họa chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán v.v… Chết đọa ba đường ác (địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh), chịu vô lượng thống khổ.

      * Sát sanh và những hành vi tương tự :

       Tự tay ḿnh giết, xúi người khác giết, giúp đỡ, khen ngợi việc giết hại, cung cấp dụng cụ giết, chỉ phương pháp giết, thích ăn thịt động vật, bắt và ăn thai trứng động vật.

      * Sát sanh và quả báo :

       a. Năm căn không được đầy đủ (mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chân bị tàn phế) là do đời trước bắn, ném chim, thú; hoặc chặt đầu, bẻ chân, bẻ cánh chim, thú.

       b. Già cả cô độc không con cái nương nhờ là do bắt trứng chim hoặc chim con, khiến cho chim mẹ mất con.

       c. Mồ côi từ nhỏ, không có người thân là do bắt súc-sinh, trói buộc hoặc giam nhốt chúng, khiến cho chúng phải xa rời cha mẹ, anh em, đồng bọn.

       d. Sinh làm trâu, cày bừa cực khổ c̣n bị đánh đập là do tham lam của người.

       e. Hai tay cong queo không làm ǵ được, hai chân tàn phế, lưng gù, thân thể bại liệt do đời trước phá hoại nơi ở của thú, giăng lưới bắt cá, chim, thú hoặc bẻ tay chân làm tổn thương chúng.

      + Những ngày đám cưới, giỗ, tiệc tùng … chớ nên hại vật, sát sanh để ăn hoặc cúng tế. V́ sát sanh là tạo ác nghiệp, mà mong cầu sự an lạc, niềm vui hạnh phúc là điều không có thể. Tốt nhất những ngày đó nên tổ chức chay; và việc cúng tế tuyệt đối cũng phải cúng chay. Được như vậy th́ việc cúng tế mới được phước, dễ cảm ứng và linh nghiệm hơn, đồng thời không tạo tội lỗi …

       => Đức lớn của trời đất là sự sống; Đạo lớn của Như-Lai là từ bi !

       * Người ăn chay có những lợi ích :

        1. Là thuận ḷng từ bi của Phật nên dễ cảm thông được Phật độ.

        2. Có ḷng Bồ-đề nên nghiệp chướng mau tiêu diệt.

        3. Không vay nợ mạng nên không bị quả báo sau này.

        4. Thân thể tinh khiết nhẹ nhàng, ít tật bệnh, tuổi thọ kéo dài.

        5. Cuối cùng được sanh về cảnh giới an lành của Phật.

       + Phật thương chúng sanh hơn cha mẹ thương con, thấy chúng sanh đau khổ Ngài t́m nhiều phương cách để cứu khổ ban vui. Nếu chúng ta ăn chay trường, phóng sanh chim, cá là chúng ta có ḷng từ bi giống Phật, th́ Phật sẽ rất hài ḷng. Lại nữa, chúng ta đang tu niệm cầu sanh về cơi Cực-Lạc để mau chứng quả cùng Phật độ sanh th́ ḷng từ của chúng ta hợp với Phật nên rất dễ độ, tu tŕ dễ được văng sanh …

       Hỏi : Bước đầu Phật tử ăn chay như thế nào ?

        Đáp : Nếu có sẵn căn lành th́ liền phát Bồ-đề tâm ăn chay trường liền. C̣n ai nhiều nghiệp chướng không phát tâm nổi th́ ăn chay kỳ, mỗi tháng 2 ngày, 4 – 6 ngày hoặc mười ngày. Những ngày chay dù hai ngày nhưng phải quyết định giữ cho trọn th́ công đức rất lớn. C̣n những ngày khác nên ăn rau quả nhiều hơn ăn thịt, nếu có ăn thịt th́ nên mua thịt đă được làm sẵn ở chợ (Tam Tịnh Nhục) chớ không nên sát sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

*********************************************************************

CÔNG  ĐỨC  LẠY  PHẬT  -  NIỆM  PHẬT

       + Kính thưa đại chúng, trong kinh Phật dạy :“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Nghĩa là : Được thân người là khó, gặp Phật pháp lại càng khó hơn; gặp Phật pháp mà có thể tin sâu tu niệm th́ là cái khó ở trong cái khó, như ṃ kim đáy bể ngàn năm một thuở.

       Nay chúng ta đă được thân người và gặp Phật pháp, được đảnh lễ Tôn Tượng của Ngài, được thừa hưởng Kinh-tạng Giáo-pháp của Như-Lai và gần gũi Chư Tăng-Ni, Thiện-tri-thức tu học đó là một nhân duyên phúc đức lớn lao. Vậy chúng tôi khuyên đại chúng hăy phát tâm tu tŕ, Niệm Phật, làm lành lánh dữ để hiện đời được an lạc và giải thoát ở vị lai.

       Thời gian không chờ đợi bất cứ một ai : một ngày, hai ngày; một năm, hai năm; mười năm, năm mươi năm … thời gian cướp đi sự sống của vạn vật trên vũ trụ này. Vậy tôi khuyên tất cả quư vị hăy phát tâm tu hành, làm lành lánh dữ, để đời người khỏi phải luống qua một cách vô ích, không kịp hối hận khi nhắm mắt xuôi tay, lo âu sợ hăi khi cái chết đến và mịt mờ đường sinh tử !

       + Kinh nói :“Nếu người nào thọ tŕ danh hiệu Phật th́ hiện đời được mười loại công đức :

       1. Ngày đêm thường được tất cả Chư-thiên, Thần-tướng đại lực cùng các quyến thuộc ẩn hiện bảo hộ.

       2. Thường được 25 vị đại Bồ-Tát như Ngài Văn-Thù Bồ-Tát, Phổ-Hiền Bồ-Tát, Di-Lặc Bồ-Tát, Quán Thế Âm Bồ-Tát … và tất cả các Bồ-Tát thường theo bảo hộ.

       3. Thường được Chư Phật hộ niệm cả ngày đêm, Phật A-Di-Đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người này.

       4. Tất cả ác-quỷ, dạ-xoa, la-sát đều không thể hại, tất cả rắn độc, thuốc độc không thể xâm hại.

       5. Không bị mọi tai nạn nước lửa, giặc cướp, gươm đao, ngục tù, xiềng xích, chết đột ngột, điên cuồng mất mạng.

       6. Những tội đă làm trước kia đều tiêu diệt. Những oan mạng đă bị giết chết ngày xưa đều được giải thoát không c̣n kết thù oán.

       7. Đêm nằm nghỉ an ổn, hoặc mộng thấy sắc thân thắng diệu của Đức Phật A-Di-Đà.

       8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi sáng, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.

       9. Thường được mọi người ở đời cung kính, cúng dường, lễ bái cũng như cúng Phật.

      10. Khi lâm chung tâm không sợ hăi, chánh niệm hiện tiền, được thấy Đức Phật A-Di-Đà và các Thánh chúng bưng đài vàng tiếp dẫn văng-sanh về Cực-Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui mầu nhiệm …

       => Niệm Phật một câu phước tăng vô lượng;  Lễ Phật một lạy tội diệt hà sa ! …

       * Chẳng phải thanh tịnh tâm ḿnh, trừ nghiệp chướng rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật tội chướng sẽ tiêu diệt.

       + Cơi ta bà rất nhiều uế trược, con người phải chịu sinh-già-bệnh-tử và nhiều phiền năo bức bách. Một đời từ lúc mới sinh ra đến khi già nhắm mắt phải lo ăn lo mặc, lo cho cha mẹ rồi đến con cháu … cứ lẩn quẩn trong suy tư lo lắng và ưu tư phiền năo : nghèo th́ muốn được giàu có, đau bệnh th́ muốn lành lặn, khổ th́ muốn được an vui, hạnh phúc … Nhưng mấy người được như ư nguyện ?

       Thời gian th́ không chờ đợi chúng ta, một khi đau bệnh, tuổi già, rồi vô thường đến chúng ta đành phải ra đi, bỏ lại tất cả … Chỉ có nghiệp lực đưa chúng ta đến cơi lành hay cơi dữ mà thôi. Nghiệp thiện th́ đầu thai về cơi người, cơi trời; Nghiệp ác th́ đọa vào ba đường dữ : địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh.

       V́ vậy chúng tôi khuyên tất cả quư vị đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích, đến khi chết phải ân hận hối tiếc. Hăy trấn tĩnh phát tâm ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dữ, cầu sanh Tây-Phương Cực-Lạc.

       Về đến Tây-Phương Cực-Lạc : thân bằng kim-cang, ba mươi hai tướng tốt, không sanh-già-bệnh-tử, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc. Hằng ngày được thân cận Phật A-Di-Đà, Bồ-Tát Quan-Âm và Thánh chúng, được tu tập đến khi thành Phật. Về đến Tây Phương có thể tự tại trở lại cứu độ ông bà cha mẹ, anh chị em thân bằng quyến thuộc và tất cả chúng sanh.

=> Người cả đời ăn chay, tinh tấn Niệm Phật, làm lành lánh dữ th́ nhất định sẽ được văng sanh về cơi Phật, hưởng sự vui thắng diệu, không nghi ! …

       * Lưu ư : Đối với người niệm Phật phải hội đủ ba tư lương : Tín – Nguyện – Hạnh.

       + Tín : tin sâu có cơi Tây-Phương Cực-Lạc có Đức Phật A-Di-Đà, Bồ-Tát Quan-Âm, Bồ Tát Thế-Chí, cùng các Thánh chúng. Cơi ấy cách thế giới Ta-Bà mười muôn ức Phật độ.

       + Nguyện : nguyện thiết tha, một ḷng muốn sanh về cơi Tây-Phương Cực-Lạc của Đức Phật A-Di-Đà. Quyết định một đời niệm Phật, làm lành lánh dữ, buông xả chấp trước, cầu sanh về cơi Phật. Hằng ngày niệm Phật, làm việc lành đều hồi hướng nguyện sanh về cơi Tây-Phương Cực-Lạc và hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.

       + Hạnh : là thực hành niệm Phật. Trong tất cả các oai nghi như : đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm Phật được cả (ở nơi trang nghiêm thanh tịnh th́ có thể niệm lớn tiếng, c̣n ở nơi không trang nghiêm thanh tịnh th́ niệm thầm). Chừng nào niệm đến nhứt tâm bất loạn th́ chừng ấy mới thành công, quyết chắc phần văng sanh !

Nam Mô A Di Đà Phật.

 *********************************************************************

 

CÔNG  ĐỨC  PHÓNG  SANH

       + Kinh Phạm Vơng dạy rằng :“Nếu là Phật-tử phải có từ-tâm, thường phải phóng sanh. Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Ta đời đời từ đấy mà sanh ra. Chúng sanh trong lục-đạo đều là cha mẹ ta. Người sát sanh để ăn, tức là giết cha mẹ, quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp trước của ta; phóng thả chúng tức là cứu cha mẹ, quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp của ta !”

* ĐẠI SƯ TRÍ GIẢ

       Đại Sư Trí Giả là người sống vào đời Trần, Tùy ở Trung Hoa. Đại sư nh́n thấy ngư dân ven biển ngày ngày bắt cá sát sanh. Ngài khởi ḷng từ bi, liền dùng tiền cúng dường mua được một nơi ven biển Thượng-Hải làm ao phóng sanh. Lại v́ ngư dân giảng kinh nói pháp. Nhóm ngư dân sau khi nghe pháp đều đổi ngành chuyển nghiệp, tôn trọng mạng sống, ham làm điều thiện, c̣n đem hộ lương 63 Sở ở ven biển có từ 300-400 dặm làm ao phóng sanh. Đây là nơi phóng sanh đại quy mô sớm nhất từ trước đến nay trong lịch sử Trung-Hoa. Vật mạng được cứu sống có đến hàng vạn ức.

* ĐẠI SƯ VĨNH MINH

       Đại Sư Vĩnh Minh, người đời Tống, thời Ngũ Đại ở Trung Hoa, trước làm quan coi kho ở huyện Dư Hàn. Thường muốn làm việc phóng sanh nên lấy tiền trong quốc khố để mua tôm, cá, chim … mà phóng sanh. Đến khi truy cứu bị khép tội lấy trộm quốc khố, phải xử tử h́nh; nhưng Ngài trước sau mặt không đổi sắc. Quốc vương lấy làm lạ, gạn hỏi nguyên do. Đại sư đáp rằng :“Tôi v́ phóng sanh nên mới làm việc này. Nay đă cứu được hàng ngàn, hàng vạn sanh mạng. Nhờ công đức này để văng sanh về thế giới Tây-Phương Cực-Lạc, v́ thế nên vui mừng chứ không hề lo sợ !”. Vua hiểu chuyện, tôn trọng đức hạnh của Ngài bèn ra lệnh xá tội. Từ đó, Ngài xuất gia làm tăng sĩ, trọn đời niệm Phật tu hành, đắc đạo chứng quả. Đời sau tôn Ngài là vị Tổ thứ sáu của Liên Tông (tức Tịnh Độ Tông bên Trung Hoa).

* H̉A THƯỢNG TÚI VẢI

                     Người Trung Hoa tôn xưng Ḥa Thượng là Bồ-Tát Di-Lặc thị hiện. Ngài có kệ rằng :

                                                                  Khuyên bạn siêng phóng sanh,

                                                                  Lâu dài được trường thọ.

                                                                  Nếu phát Bồ-đề tâm,

                                                                  Đại nạn trời phải cứu !

                                                                * ĐẠI SƯ HUỆ NĂNG

         Đại Sư Huệ Năng là vị tổ thứ sáu của Thiền Tông. Từ sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai truyền tâm ấn, v́ tránh bức hại của kẻ xấu nên đi về Thiều Châu ở phương nam mà ẩn ḿnh, giấu kín thân phận, cùng sống chung trong một đoàn thợ săn.

         Đoàn thợ săn giao cho Ngài giữ lưới. Ngài lấy tâm từ bi làm hoài băo, gặp những con vật như sói, cọp, nai, thỏ … bị sa lưới đều t́m cách để phóng sanh. Phóng sanh như vậy được 16 năm, vật mạng được cứu không thể tính đếm hết, lại c̣n cảm hóa được nhóm thợ săn đổi nghề hướng thiện. Sau này, Đại Sư ở tại Đạo Tràng Tào Khê làm hưng thạnh Thiền tông, truyền khắp mọi nơi.

* ĐẠI SƯ HÀN SƠN VÀ ĐẠI SƯ THẬP ĐẮC

        Đại Sư Hàn Sơn tương truyền là Bồ-Tát Văn-Thù Sư-Lợi thị hiện. Đại Sư Thập Đắc tương truyền là Bồ-Tát Phổ-Hiền thị hiện. Đại Sư Hàn Sơn hỏi ngài Thập Đắc :“Phóng sanh có thể thành Phật được chăng ?”. Đáp rằng : “Chư Phật vô tâm, duy chỉ lấy từ-bi làm tâm. Người có thể cứu cái khổ của sanh mạng tức là thành tựu tâm nguyện của Chư Phật. Cho nên, sanh một niệm từ-bi, cứu sống một sanh mạng tức là tâm nguyện của Bồ-Tát Quán-Thế-Âm vậy. Ngày ngày làm việc phóng sanh th́ tâm từ bi cũng ngày ngày tăng trưởng, măi măi không ngừng, niệm niệm đều chảy vào biển lớn đại từ bi của Đức Quán-Thế-Âm. Khi ấy tâm ta là tâm Phật, sao lại chẳng thành Phật được ?”

       + Phóng sanh chẳng phải những điều lành nhỏ nhặt có thể sánh được. Phàm là người đồng nguyện như ta nên rộng hành khuyến khích, khéo léo khiến cho mọi người đều biết trở về với tâm từ bi của chính ḿnh mà hóa độ chúng sanh !

* THIỀN SƯ CHÍ CÔNG

       Vua Lương Vơ Đế hỏi Thiền Sư Chí Công rằng :“Công đức phóng sanh như thế nào ?”. Thiền sư đáp rằng : “Công đức phóng sanh không thể hạn lượng. Trong Kinh dạy rằng : Muôn loài chúng sanh đều có tánh Phật, chỉ v́ mê vọng nhân duyên nên khiến cho thăng trầm khác biệt. Cho đến sanh tử luân hồi trở thành quyến thuộc với nhau, thay đầu đổi mặt chẳng nh́n ra nhau được nữa. Nếu phát được tâm hỷ xả, khởi niệm từ bi, người chuộc mạng phóng sanh th́ đời này ít bệnh, sống lâu, tương lai chứng được quả Bồ-Đề”.

                                                                 * THIỀN SƯ PHẬT ẤN

                                                                          Miếng ăn miếng trả ắt chẳng sai,                                  

                                                           Lời Chư Thánh xưa nào hư dối ?                                     

                                                           Giới-sát, Niệm-Phật, thường phóng-sanh,                   

                                                           Quyết về Tây-Phương, bậc thượng phẩm !

* ĐẠI SƯ LIÊN TR̀

       Đại Sư Liên Tŕ sống vào triều đại nhà Minh, từ nhỏ ưa thích làm việc phóng sanh. Sau khi xuất gia, Ngài xây dựng ao phóng sanh ở hai nơi là Trường Thọ và Thượng Phương. Ngài có trước tác một bài Giới Sát Phóng Sanh, khuyên dạy hết thảy người đời nên giới sát phóng sanh. Ngài cũng để lại cho hậu thế bức vẽ Liên Tŕ Đại Sư Đồ Giải. Tranh vẽ, văn chương của Ngài đều đẹp đẽ phong phú, đều ân cần khẩn thiết khuyên răn người đời chân lư nhân quả báo ứng, cùng với nhiều sự thực chứng, cảm ứng rơ ràng nghiệp ác của việc sát sanh và nghiệp lành của việc phóng sanh. Đời sau tôn Ngài làm Tổ thứ tám của Liên Tông (tức Tịnh Độ Tông bên Trung Hoa).

       * Sau đây là những lời khuyên của Ngài về việc giới sát phóng sanh :

       1. Ngày sinh không được sát sanh :

       Cha mẹ đau đớn, sinh ta ra vất vả. Ngày sinh ra ta chính là ngày mẹ ta chết dần đi. V́ vậy, nên phải cấm tuyệt việc sát sanh, nên ăn chay, làm nhiều điều thiện, cầu cho cha mẹ tăng thêm phước thọ. Cớ sao lại quên nỗi vất vả của cha mẹ mà nỡ ḷng sát hại sinh linh ?

       2. Sinh con không được sát sanh :

       Không có con ắt phải buồn lo, sinh được con th́ rất vui. Sao không nghĩ xem : loài cầm thú cũng biết yêu thương con, cớ sao ḿnh sinh con ra lại khiến cho con của loài khác phải chết ? Như vậy có thể yên tâm được sao ? Than ôi, đứa trẻ vừa mới sinh ra đă không v́ nó tích đức th́ thôi, nay lại c̣n sát sanh hại vật để gây thêm tội lỗi, thế chẳng phải là mê muội lắm sao ?

       3. Cúng giỗ không được sát sanh :

       Khi cúng giỗ người đă khuất hoặc tảo mộ vào tiết xuân thu, nên đều cấm việc sát sanh, để tạo phước đức. Trong tự nhiên sẵn có tám loại thực phẩm quư để dâng cúng, đâu thể bới xương cốt dưới cửu tuyền lên mà ăn sao ? Sát sanh để dâng cúng chính là đại bất hiếu !

       4. Hôn lễ không được sát sanh :

       Việc cưới hỏi ở thế gian, có đủ nghi lễ th́ thành chồng vợ, nào có phụ thuộc vào việc sát sanh ? Khi lập gia đ́nh là đă bắt đầu nghĩ đến việc sinh con. Trước lúc sinh con mà làm việc giết hại, quả là nghịch lư. Như vậy ngày lễ tốt lành mà lại làm việc hung dữ, giết hại chúng sanh, chẳng phải là mê muội lắm sao ?

       5. Đăi khách không được sát sanh :

       Ngày lành cảnh đẹp, chủ hiền đăi bạn : rau, gạo, quả, trà không ngại chi đến cảnh trí nhà Phật. Cớ sao lại giết hại mạng sống, cùng cực béo ngọt, vui ca say sưa với cốc chén, giết hại oan uổng bao nhiêu sanh vật ngay trên mâm ăn ? Than ôi ! Người có tấm ḷng, nh́n thấy như vậy chẳng buồn lắm sao ?

       6. Cầu an không được sát sanh :

       Người đời có thói quen sát sanh để tế thần, mong thần phù hộ. Không nghĩ rằng : ḿnh tế thần là muốn tránh cái chết, cầu sự sống, nhưng lại giết hại mạng khác để mong cho mạng ḿnh được sống lâu, quả thật là nghịch lư, tàn độc hung ác.

       7. Buôn bán sinh sống không được sát sanh :

       Phàm là con người ai cũng phải v́ cơm ăn áo mặc. Hoặc phải đi săn bắn, hoặc phải bắt cá, ṃ tôm, hoặc phải giết trâu, ḅ, heo, chó … cũng chỉ v́ kế sinh nhai. Nhưng xét lại, những người không làm nghề này cũng vẫn có cơm ăn áo mặc, đâu v́ thế mà phải chết đói chết rét ? Làm nghề sát sinh ắt phải chịu quả báo bị giết hại sau này. Sao không chịu chuyển đổi nghề nghiệp, chọn những cách sinh nhai hiền lành chẳng phải tốt hơn sao ?

         => Người Phật tử phải luôn tâm niệm bảy điều này để làm kim chỉ nam trong đời sống hằng ngày ! …

       + Người giữ giới không sát sanh được thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp. Nếu dốc sức làm việc phóng sanh, lại thêm chuyên tâm niệm Phật, nhất định sẽ được tùy nguyện văng sanh, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, tiến lên địa vị không thối chuyển.

* ĐẠI SƯ NGẪU ÍCH

       Đại Sư Ngẫu Ích dạy rằng :“Giết hại sanh mạng tức là giết mất các đức Phật tương lai trong tự tâm ḿnh. Phóng sanh tức là cứu sống các đức Phật tương lai trong tự tâm ḿnh. Nếu cứu sống các đức Phật tương lai trong tự tâm tức là pháp Tam-muội niệm Phật chân thật”.

* ĐẠI SƯ ẤN QUANG

       Đại Sư Ấn Quang được xem là vị Đại sư đệ nhất của Tịnh Độ Tông kể từ năm Dân Quốc (1912) tới nay. Đời sau tôn xưng Ngài là vị Tổ sư thứ mười ba của Liên Tông (tức Tịnh Độ Tông bên Trung Hoa). Đại sư hết ḷng đề xướng giới sát phóng sanh, không tiếc sức lực. Trong nhiều bài thuyết pháp, Đại sư đều giảng rơ về sự lư của việc giới sát phóng sanh, khuyến khích đệ tử cố gắng giới sát phóng sanh. Nay xin ghi lại vài câu pháp ngữ của Đại sư về việc giới sát phóng sanh như sau :

       “Người giới sát phóng sanh, đời sau được sanh lên cơi trời Tứ Thiên Vương, hưởng phước vô cùng. Nếu lại có tu Tịnh Độ th́ được văng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, công đức ấy thật vô bờ bến. Phàm những ai muốn cho việc nhà được b́nh an, thân tâm an ổn, tráng kiện, thiên hạ thái b́nh, nhân dân an lạc, chỉ cần khởi sự giới sát phóng sanh, ăn chay niệm Phật mà cầu th́ đều được cả. Phật giáo chỉ rơ lẽ nhân quả báo ứng, khuyên người giới sát phóng sanh, bỏ việc ăn thịt súc vật mà theo ăn chay”.

* ĐẠI SƯ HOẰNG NHẤT

       Đại Sư Hoằng Nhất là vị đại đức Luật tông trong thời cận đại, cũng đề xướng việc phóng sanh. Ngài dạy :“Xin hỏi quư vị, có muốn trường thọ chăng ? Muốn lành bệnh chăng ? Muốn khỏi tai nạn chăng ? Nếu ai muốn th́ nay đă có một phương pháp đơn giản, dễ thực hành, tức là phóng sanh vậy !”

* LĂO H̉A THƯỢNG HƯ VÂN

       Lăo Ḥa Thượng Hư Vân là bậc Thiền tông đại đức, cũng dạy chúng ta giới sát phóng sanh, đoạn ác tu thiện. Ngài dạy :“Đây là cơ hội muôn kiếp khó gặp, chúng ta phải dũng mănh tinh tấn, phải trong ngoài cùng tu. Tu tập bên trong tức là chỉ tham câu niệm Phật : Nam Mô A Di Đà Phật không khởi tham, sân, si, các tạp niệm, khiến cho chân-như pháp-tánh được hiển bày. Tu tập bên ngoài tức là giữ giới, không được sát sanh, đem mười điều ác chuyển thành mười điều thiện. Chớ nên suốt ngày rượu thịt buông lung, tạo thành tội nghiệp vô biên !”.

* ĐẠI SƯ DIỆU THIỆN

       Đại Sư Diệu Thiện cũng được Phật tử tôn xưng là Phật sống Kim Sơn. Việc phóng sanh là một trong các sinh hoạt thường ngày của Ngài. Ngài đối với các cầm thú, chim, cá, rùa, ốc, cua … đều có ḷng thương yêu, đối xử b́nh đẳng. Bất cứ đi đến đâu Ngài cũng đều ưa thích làm việc phóng sanh. Ngài từng nói với những người đệ tử đang chịu khổ báo rằng :“Ta tuy có thể tạm thời làm cho bệnh của ông giảm thiểu, nhưng nghiệp giết hại từ nhiều kiếp của ông vẫn chưa tiêu mất, e rằng sẽ có mối lo chết yểu. Có một phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng hay nhất là làm việc phóng sanh và giới sát. Cho nên, phóng sanh là công đức lớn nhất. Ông nếu tin được lời tôi, hăy mau mau tùy sức mà mua lấy vật mạng để phóng sanh th́ có thể tăng phước, tăng thọ !”.

* CƯ SĨ LƯ BỈNH NAM

        Cư Sĩ Lư Bỉnh Nam nói về việc giới sát phóng sanh như sau :“Chúng sanh từ xưa đến nay không dứt nổi nghiệp giết hại, ai ai cũng phạm vào việc sát sanh. Sát sanh có thể chia làm hai loại : Một là trực tiếp, hai là gián tiếp. Trực tiếp là tự ḿnh giết hại chúng sanh, cắt xẻo lấy da thịt mà làm thức ăn. Gián tiếp là v́ ḿnh ăn thịt chúng sanh nên khiến cho người khác phải làm việc giết hại để phục vụ ḿnh. Cái nhân tạo ra của hai loại sát sanh này tích tụ lâu ngày, gặp duyên th́ kết thành cái quả của nạn đao binh, chiến tranh. Có người cho rằng : muốn cứu văn nạn chiến tranh th́ phải làm nhiều việc thiện như sửa cầu, làm đường … Lời nói như vậy không thể tin cậy được. Bởi v́ nay phải chịu nạn đao binh chẳng phải do cái nhân quá khứ phá hoại cầu cống, đường sá. Nay muốn lấy việc làm đường, sửa cầu cống mà giải trừ, th́ là hai việc hoàn toàn khác nhau.

       Phóng sanh chẳng những cứu lấy thân-mạng, mà cũng nên cứu lấy huệ-mạng của chúng. Nói Tam-Quy cho chúng nghe là tạo nhân lành cho chúng, nếu nghe mà nhận được th́ đời sau sẽ không phải rơi vào địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh. Nếu được thân người th́ có thể phát tâm Bồ-đề, tin sâu Phật-pháp, sẽ có khả năng thành Phật. Đây tức là cứu lấy huệ-mạng chúng !”.

* PHÁP SƯ VIÊN NHÂN

       Pháp Sư Viên Nhân dạy rằng :“Tật-bệnh, ung-thư, tai-nạn … sở dĩ có thể bất hạnh sinh ra là duyên nơi nghiệp giết hại trước kia chúng ta đă tạo nên mà chiêu cảm lấy quả báo này. Phương thức giải quyết chính là phóng sanh. Nhờ vào việc bỏ tiền, bỏ sức để cứu mạng phóng sanh nên có thể đền trả vô số món nợ sát sanh trước kia mà chúng ta đă thiếu.

       Điều quư báu nhất của mỗi chúng sanh là mạng sống. Giết hại chúng th́ chúng oán hận nhất, oán cừu kết sâu nhất, cho nên nói nghiệp giết hại là nặng nhất. Ngược lại, cứu sống được chúng th́ chúng cảm kích nhất, tạo được nhiều phước thiện nhất, cho nên nói công đức phóng sanh là đệ nhất.

       Những ai phê phán, hủy báng việc phóng sanh, hoặc cản trở nghi ngờ việc phóng sanh cần lưu ư ! V́ cản trở người phóng sanh th́ cũng giống như sát sanh, khiến cho hàng ngàn hàng vạn sanh mạng không được giải cứu, phải hàm oan mà chết. Tội lỗi đó thật to lớn vô cùng ! Nhất định phải gấp rút sám hối, sửa lỗi, nếu không th́ khổ h́nh nơi địa-ngục nhất định không tránh khỏi !”.

       + Công đức của việc phóng sanh nói không thể hết ! ... Phóng sanh c̣n giúp tiêu nghiệp chướng, tăng trưởng ḷng từ bi, hóa giải oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, chẳng c̣n oan oan tương báo ! ...

       * Bồ-Tát Di-Lặc có kệ rằng :             

                                                 Khuyên bạn siêng phóng sanh,

                                                 Lâu dài được trường thọ.

                                                 Nếu phát Bồ-đề tâm,

                                                 Đại nạn trời phải cứu !

       + Kinh Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm dạy rằng :“Chúng sanh thương yêu nhất là sanh mạng, Chư Phật thương yêu nhất là chúng sanh. Cứu được thân mạng chúng sanh th́ thành tựu được tâm nguyện của Chư Phật !”.

       => Đức lớn của trời đất là sự sống; Đạo lớn của Như-Lai là từ bi !

       + Chúng ta hành nghiệp-thiện của ḿnh, mai sau sẽ được hưởng quả thiện lành; kẻ khác tạo ác-nghiệp của chính họ, mai sau sẽ phải chịu quả báo khổ ! Thiện ác nhân quả báo ứng tuyệt đối không bao giờ sai chạy ! …

CHƯ  PHẬT  XUẤT  HIỆN  LẠC  -  DIỄN  THUYẾT  CHÁNH  PHÁP  LẠC  -  TĂNG  CHÚNG  H̉A  HỢP  LẠC  -  ĐỒNG  TU  DƠNG  TIẾN  LẠC  !  .  .  .  MỪNG  THAY  CHƯ  PHẬT  RA  ĐỜI  -  MỪNG  THAY  CHÁNH  PHÁP  KHẮP  NƠI  HOẰNG  TRUYỀN  -  VUI  THAY  TĂNG  CHÚNG  TỊNH  THIỀN  -  VUI  THAY  THIỆN  TÍN  THẮNG  DUYÊN  TU  TR̀  !  .  .  .  [  KINH  PHÁP  CÚ  -  DHAMMAPADA  ]

 

MỪNG  THAY  CHƯ  PHẬT  RA  ĐỜI  -  MỪNG  THAY  CHÁNH  PHÁP  KHẮP  NƠI  HOẰNG  TRUYỀN  -  VUI  THAY  TĂNG CHÚNG  TỊNH  THIỀN  -  VUI  THAY  THIỆN  TÍN  THẮNG  DUYÊN  TU  TR̀  !

Hộ Tŕ Sáu Căn Mỗi Phút Mỗi Giây Đi Đứng Nằm Ngồi Tâm Chánh Niệm ! ... Trau Giồi Ba Học Khi Cười Khi Nói Vào Ra Tiếp Xúc Tướng Đoan Nghiêm ! ... Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ ! Phiền Năo Vô Tận Thệ Nguyện Đoạn ! Pháp Môn Vô Lượng Thệ Nguyện Học ! Phật Đạo Vô Thượng Thệ Nguyện Thành ! ... Nguyện đem công đức này  _Hướng về khắp tất cả _Đệ tử và chúng sanh_Đều trọn thành phật đạo ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! ...

Free Web Hosting